Ví dụ về nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Hãy cùng ACC tìm hiểu ví dụ về nhận thức cảm tính qua bài viết dưới đây!

Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính

1. Nhận thức cảm tính là gì

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảng vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co chân lên và cảm thấy đau

– Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.

– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

2. Ví dụ về nhận thức cảm tính

Ví dụ:

+ Khi gặp một người đàn ông cao lớn, mặc vest lịch sự, tay cầm 1 chiếc cặp nhỏ thì từ đó tạo nên một cảm giác là người đàn ông này có vẻ giống một doanh nhân, lịch sự và nghiêm nghị.

+ Khi gặp một cô gái có mái tóc dài, khuôn mặt xinh xắn, ăn mặc gọn gàng lịch sự ta sẽ có cảm giác như cô gái rất xinh và nết na.

+ khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn. Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

+ Khi chúng ta nhìn thấy một đĩa xoài chua, tự nhiên chúng ta có cảm giác chua dù chưa ăn.

3. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Giống nhau:

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng;

- Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.

- Đều tồn tại ở động vật và con người.

- Nhận thức cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

Khác nhau:

Tiêu chí Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạn Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
Đặc điểm – Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhau Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Tuy những suy nghĩ lý trí và cảm tính luôn cho thấy sự đối lập nhau nhưng trên thực tế chúng luôn song hành mà hiếm khi độc lập hoàn toàn.

4.Nhận thức của con người thường là lý tính hay cảm tính?

Sau khi tìm hiểu nhận thức lý tính và cảm tính là gì có thể thấy rằng, nhận thức lý tính là nhận thức cao giúp chúng ta nhận xét, đánh giá hay đưa ra phán xét những vấn đề dựa trên lẽ phải, chân lý. Nói cách khác, chân lý không phải những điều vô căn cứ mà nó thuộc về thành tựu tư duy khoa học. Hoặc có được thông qua sự trải nghiệm của tinh thần, tâm linh để soi dẫn cho hành vi của con người theo hướng đúng đắn, hợp lý. Dựa vào đó, chắc chắn những quyết định thiên về lý trí luôn đúng đắn và logic hơn so với những quyết định do cảm tính đưa ra.

Nhưng theo thực tế lại cho thấy rằng, nhận thức cảm tính cũng rất quan trọng và là một phần không thể bỏ qua. Trên hết, đa phần những quyết định của con người chỉ dừng ở mức cảm tính thay vì lý trí và những lập luận, lý lẽ liên quan cũng dựa theo cảm tính mà có được. Tuy nhiên, vấn đề cần giải quyết ở đây không phải nên làm thế nào có thể hướng con người theo nhận thức lý tính thay vì cảm tính. Mà điều cần thiết chính là cần có sự cân bằng, cái nhìn tổng thể để mọi việc được giải quyết theo chiều hướng vừa thấu tình vừa đạt lý.

Trên đây là Ví dụ về nhận thức cảm tính và một số thông tin liên quan mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo