Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp [Cập nhập 2024]

Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để thành lập được doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ví Dụ Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp
Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp [Cập nhập 2023]

1. Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng nổi bật, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung sau đây:

  • Doanh nghiệp có tính hợp pháp: phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập khi muốn thành lập công ty. Khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo hộ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan.
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường ví dụ như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
  • Doanh nghiệp có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo  tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

3. 3 Nghĩa vụ pháp lý Việt Nam cơ bản trong kinh doanh

Nghĩa vụ pháp lý về thuế cho doanh nghiệp

Nghĩa vụ đóng thuế là nghĩa vụ tiên quyết của doanh nghiệp. Tất cả các loại hình kinh doanh ở Việt Nam đều phải nộp thuế. Các loại thuế hiện đang áp dụng rất nhiều, bao gồm:

+ Thuế môn bài

+ Khoản thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Được áp dụng cho các mặt hàng Nhà nước cần điều tiết (đồ uống, rượu, thuốc lá, các hoạt động giải trí, sản xuất ôtô và xe máy). Đối với tất cả các loại hình kinh doanh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị  gia tăng được miễn trừ

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu

Tùy thuộc vào thời điểm kinh doanh, DN phải khai báo với cơ quan thuế và tiến hành nộp thuế. Các trường hợp trốn thuế nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nặng. Chính vì vậy, các DN đều rất quan tâm về vấn đề này. Trong đó đặc biệt là những doanh nghiệp đi thuê xưởng. Đây cũng là lý do, ở các KCN cho thuê xưởng sản xuất Bình Dương, Đồng Nai hay Long An, chủ đầu tư rất chú trọng dịch vụ tư vấn về thuế cho DN.

Nghĩa vụ pháp lý doanh nghiệp về bảo hiểm

Trong thời gian gần đây, bảo hiểm là một vấn đề mà doanh nghiệp hết sức quan tâm. Sở dĩ như vậy là do có nhiều rủi ro phát sinh trong hoạt động  kinh doanh. Tùy theo loại hình kinh doanh mà có các loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, các loại rủi ro khác có thể được giảm nhẹ nhờ mua bảo hiểm. Bảo hiểm trong kinh doanh là bảo hiểm cho máy móc và nhà xưởng. Bảo hiểm còn bao gồm cho cả người lao động. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế và xã hội là bắt buộc đối với bất kì đơn vị kinh doanh nào có trên 10 nhân viên.

Bảo hiểm sẽ đem lại  sự đảm bảo về mặt tài chính đối với nhiều vấn đề trong kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có một số chủ kinh doanh cho thuê nhà xưởng tiêu chuẩn Bình Dương quyết định không mua bảo hiểm. Họ nghĩ rằng có thể tiết kiệm tiền từ việc này. Tuy nhiên nếu xảy ra rủi ro thì số tiền DN phải chi trả sẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với tiền mua bảo hiểm. Chính vì vậy, việc mua các loại bảo hiểm cho DN không chỉ là nghĩa vụ pháp lý. Chúng còn là phương pháp bảo đảm an toàn cho DN khi gặp vấn đề.

Nghĩa vụ pháp lý doanh nghiệp về bảo vệ môi trường

Nền kinh tế phát triển thì số lượng DN ngày càng nhiều. Cùng với đó mô hình kinh doanh cũng trở nên đa dạng hơn. Cùng với sự phát triển đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, khi thực hiện một dự án kinh doanh mới, DN nhất thiết phải thực hiện những điều khoản cam kết về môi trường. Tùy thuộc vào mô hình sản xuất, DN sẽ thực hiện đánh giá tác động về môi trường hoặc chứng nhận về đảm bảo môi trường.

Đây là những điều kiện kiện quan trọng quyết định việc DN có đủ điều kiện hoạt động hay không. Và thân thiện môi trường là điều kiện ưu tiên hàng đầu ở các khu công nghiệp Việt Nam.

Như vậy, những nghĩa vụ pháp lý trên là rất cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được suôn sẻ. Hy vọng các DN đều thực hiện tốt những trách nhiệm pháp lý này.

4. Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp

Ví dụ về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

- Năm 2015, Công ty Phú Hưng đã tạm nộp thuế TNDN là 100.000.000. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 150.000.000, tăng 50.000.000.

=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% = 30.000.000.

- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 - 30.000.000 = 20.000.000.

Như vậy:

- Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng

- Ngoài ra, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20.000.000) từ ngày 31/1/2016. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2015).

Nếu hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2016) mà công ty vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:

- Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 - 20.000.000 = 30.000.000.) mà công ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

Trên đây là Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp [Cập nhập 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo