Ví dụ về nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp [Cập nhập 2024]

Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để thành lập được doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy Ví dụ về nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ví Dụ Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp
Ví dụ về nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp [Cập nhập 2023]

1. Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng nổi bật, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung sau đây:

  • Doanh nghiệp có tính hợp pháp: phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập khi muốn thành lập công ty. Khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo hộ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan.
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường ví dụ như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
  • Doanh nghiệp có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo  tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

3. Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp

Nghĩa vụ nhân văn về trung thực của thông tin

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Nghĩa vụ nhân văn đối với nhân viên

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Ví dụ về vi phạm nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp

Chị My do người giúp việc về quê xong không lên nữa nên đành phải tuyển osin qua mạng. Được anh Tài giới thiệu, chị My nhận chị Hoa về làm giúp việc và yêu cầu giữ hết lương của chị Hoa đến cuối năm mới thanh toán cả thể. Tuy nhiên trong quá trình ở nhà chị My, chị Hoa bị chị My ngược đãi thường xuyên nên sau 6 tháng, chị Hoa không chịu được đã đòi bỏ việc. Trước tình hình đó, chị My nhất định không chịu trả chị Hoa tiền lương vì cho rằng chị Hoa vi phạm cam kết, chính vì vậy chị Hoa đã đi tìm luật sư để đòi tiền chị My.

Khoản 1 Điều 180 Bộ Luật Lao động năm 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình”. Như những gì bạn nêu trong tình huống thì bạn đã ký kết hợp đồng lao động với chị My bằng văn bản do đó bạn hoàn toàn có thể dựa vào các căn cứ pháp lý dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:

Thứ nhất, Điều 183 BLLĐ quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động:

“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

  1. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
  2. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động”.

Trong tình huống này, chị My – người sử dụng lao động đã có những hành vi ngược đãi với chị Hoa như nhốt chị Hoa trong nhà không cho ra ngoài, chèn ép trong ăn uống, sinh hoạt, … Do đó, chị My đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 183 BLLĐ.

Thứ hai, Điều 37 BLLĐ năm 2012 cũng có quy định:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
  2. b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
  3. c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
  4. d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước……”

Như vậy, khi bị chị My ngược đãi thường xuyên trong vòng 6 tháng, chị Hoa hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Trong trường hợp thông thường người lao động phải báo trước 15 ngày cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trong trường hợp này, chị Hoa không cần phải báo trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động là người giúp việc gia đình.

“Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a)Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động….”

Thứ baĐiều 16 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.

Xét tình huống như bạn trình bày thì bạn nghỉ việc hoàn toàn là do bị chị My ngược đãi nên chị My phải thanh toán đủ tiền lương cho bạn theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp chị My không trả tiền lương cho bạn, bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Trên đây là Ví dụ về nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp [Cập nhập 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo