Ví dụ về nghĩa vụ dân sự bổ sung [Cập nhập 2024]

Trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp khi một hoặc nhiều chủ thể ( bên có nghĩa vụ ) buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác ( bên có quyền ) được gọi là nghĩa vụ dân sự. Pháp luật Dân sự Việt Nam có quy định về một số loại nghĩa vụ dân sự. Một trong số những nghĩa vụ dân sự được quy định, đó là nghĩa vụ dân sự bổ sung. Vậy Ví dụ về nghĩa vụ dân sự bổ sung như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ví Dụ Về Nghĩa Vụ Dân Sự Bổ Sung
Ví dụ về nghĩa vụ dân sự bổ sung [Cập nhập 2023]

1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ, theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không được làm đối với xã hội, đối với người khác. Theo cách hiểu này thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia. hay nói cách khác Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

2. Nghĩa vụ bổ sung

Nghĩa vụ bổ sung: Là nghĩa vụ được thiết lập bên cạnh nghĩa vụ chính khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì nghĩa vụ bổ sung được thực hiện

Chủ thể: Trong nghĩa vụ bổ sung, người thứ ba là bên mang nghĩa vụ, để chỉ nghĩa vụ của người thứ ba đối với người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính. Người thứ ba chỉ có nghĩa vụ khi có sự thỏa thuận giữa họ với người có quyền hoặc trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Chẳng hạn, sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ bảo lãnh là căn cứ làm xuất hiện một nghĩa vụ bổ sung. Trong trường hợp này, bên cạnh quan hệ nghĩa vụ giữa người có quyền với người có nghĩa vụ (được gọi là nghĩa vụ chính) còn có mối quan hệ giữa người có quyền với người bảo lãnh (gọi là nghĩa vụ bổ sung).

a) Đặc điểm

+ Luôn phát sinh từ một quan hệ nghĩa vụ chính.

+ Bên có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình một khoản tiền mà bên có quyền đã thực hiện cho bên thứ ba.

+ Xét về mối liên quan giữa nghĩa vụ dân sự bổ sung với nghĩa vụ trước đó là một nghĩa vụ phụ. Vì rằng người có quan hệ nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ bổ sung chỉ phải thực hiện đối với phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ trước đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Mặt khác, hiệu lực của loại nghĩa vụ này phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ trước đó. Ví dụ: nếu hợp đồng cho vay bị coi là vô hiệu, thì vấn đề bảo lãnh cũng bị coi là vô hiệu (trừ trường hợp hợp đồng vay tài sản đã được thực hiện).

b) Các TH phát sinh

+ Theo thỏa thuận

Trong các quan hệ nghĩa vụ, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ đó có thể thỏa thuận với chính người có nghĩa vụ hoặc người thứ ba về việc xác lập một quan hệ khác để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trước bên có quyền. Chẳng hạn, sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng vay tài sản để xác lập một quan hệ bảo đảm. Trong trường hợp này, bên cạnh quan hệ nghĩa vụ giữa bên cho vay và bên vay (được gọi là nghĩa vụ chính) còn có mối quan hệ nghĩa vụ giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm (gọi là nghĩa vụ bổ sung).

+ Theo quy định của pháp luật

Ngoài việc phát sinh theo thỏa thuận giữa các bên, nghĩa vụ bổ sung còn phát sinh theo quy định của luật trong trường hợp trách nhiệm của cha, mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do con từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi gây ra cho người khác.

c) Về nguyên tắc thực hiện

Thuật ngữ “bổ sung” cho thấy chức năng của nghĩa vụ bổ sung là thực hiện phần nội dung của nghĩa vụ chính trước đó khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Nói cách khác, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ chính không được thực hiện. Mặc dù quan hệ nghĩa vụ bổ sung đã được xác lập và có hiệu lực nhưng bên có nghĩa vụ trong quan hệ này vẫn không phải thực hiện nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ trước đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ khi đến thời hạn. chẳng hạn, người bảo lãnh sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ trước bên cho vay nếu người vay đã trả đầy đủ khoản nợ vay cùng lãi vay (nếu có) khi đến thời hạn.

d) Ví dụ nghĩa vụ dân sự bổ sung

A vay B 100 triệu, B giao hạn 1 tháng sau trả nợ cho B; C là người đứng ra bảo lãnh cho A.

Đến hạn, A không đủ tiền trả, C phải đứng ra trả giúp cho A.

=> Nghĩa vụ giữa B và C là nghĩa vụ bổ sung.

Nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính (NV giữa A và B không được thực hiện).

Trên đây là Ví dụ về nghĩa vụ dân sự bổ sung [Cập nhập 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo