Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra dẫn đến tranh chấp. Vậy Mâu thuẫn là gì? Cách giải quyết mâu thuẫn như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Mâu thuẫn là gì?
Mâu thuẫn trong tiếng Anh: Conflict. Nó được hiểu là quá trình mà một cá nhân hay là tập thể nhận ra quyền lợi, lợi ích của họ bị ảnh hưởng, tác động bởi một cá nhân hay tập thể khác.
Khi xuất hiện sự xung đột, bất hòa trong một vấn đề nào đó thì từ mâu thuẫn được sử dụng nhằm chỉ những trạng thái đối lập giữa các bên có liên quan với nhau về lợi ích. Do đó, trong những trường hợp như thế này, từ mâu thuẫn được hiểu với hàm ý mang tính chất gay gắt, dữ dội.
2. Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra bên trong mỗi con người
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu của mỗi cá nhân
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân
- Mâu thuẫn xảy ra giữa cá nhân và nhóm
- Mâu thuẫn giữa nhóm với nhóm
3. Ví dụ về mâu thuẫn và cách giải quyết
Một số ví dụ về mâu thuẫn
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau khi cùng thực hiện một công việc nhưng mỗi người lại mộ
- Mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể khi có sự khác biệt về những lợi ích hay quan điểm. Trong một tập thể, đa phần mọi người đều thống nhất chung 01 quan điểm nhưng lại có một vài cá nhân đưa ra quan điểm khác.t cách thức, phương án riêng. Việc không cùng quan điểm, cách giải quyết dẫn đến tranh cãi, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn về cách giải quyết công việc.
- Khi bàn luận về một vấn đề, nếu xuất hiện quan điểm khác nhau giữa các nhóm, dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn giữa các nhóm.
Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng:
- Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm,
- Mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật
- Mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế…
Các cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả:
- Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp
Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp áp chế: Bản chất của phương pháp này là áp đảo mâu thuẫn bằng cách sử dụng tính chất của thắng thua, bên nào có khả năng thắng hơn đồng nghĩa với việc có được lực lượng ủng hộ lớn hơn sẽ giành được phần thắng. Điều này có nghĩa là áp đảo bên thiểu số.
Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thỏa hiệp: Phương pháp này có bản chất là sự nhường nhịn của mỗi bên, nghĩa là mỗi bên cần phải nhìn nhận lại vấn đề để từ bỏ sự khăng khăng nhất mực dành phần đúng về mình. Mỗi bên nhường nhịn một phần sẽ giữ được sự bình yên và ổn định cho cả tập thể.
Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất: Đây là một phương pháp mà cả hai bên mâu thuẫn đều muốn áp dụng bởi nó là tiền đề xác định được vấn đề gây ra mâu thuẫn của cả hai bên có giá trị. Đồng thời, đây là một phương án có thể đóng góp tích cực tạo nên sự phát triển chung cho cả tập thể.
- Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp:
Người giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn cần thực hiện tác động bằng lời nói, đưa ra các căn cứ, phân tích, diễn giải những vấn đề để trò chuyện với mỗi bên.
Ngoài ra, hãy cho họ thấy được những tác hại có thể gây đến với tập thể chung mà họ có thể gánh chịu từ những mâu thuẫn mà họ đã gây ra.
Sử dụng biện pháp hành chính
Đây là biện pháp thay thế khi biện pháp thuyết phục không có tác dụng. Doanh nghiệp có thể áp dụng quyết định chuyển đơn vị công tác của một số cá nhân sang một bộ phận, cơ quan hay một đơn vị khác.
Trên đây là nội dung về Ví dụ về mâu thuẫn và cách giải quyết. Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.
Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về pháp lý hãy đến với Công ty luật ACC chúng tôi. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận