1. Pháp luật về khu phi thuế quan ?
Trên thực tế hiện nay, cả đối với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa về phi thuế quan là gì ? Tuy nhiên, đi từ khái niệm về thuế quan được định nghĩa là thuế do hải quan của một nước thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của nước đó. Vậy, phi thuế quan chính là việc cơ quan hải quan của các nước không áp dụng và không tiến hành thu các loại thuế liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu đối với một mặt hàng nào đó. Việc áp dụng hình thức phi thuế quan mang lại những ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đối tác và việc áp dụng phi thuế quan được điều chỉnh theo quy định pháp luật mỗi quốc gia.
Từ định nghĩa về phi thuế quan, việc áp dụng hình thức này đối với từng khu vực vô cùng quan trọng. Căn cứ theo Điều 4 - Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 định nghĩa như sau:
" Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ".
Bên cạnh đó, định nghĩa về khu phi thuế quan tại Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu như sau:
" Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu ".
Theo luật định, Khu phi thuế quan thường là những khu vực thuộc khu kinh tế hoặc các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
- Khu bảo thuế ;
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt ;
- Khu thương mại công nghiệp ;
- Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ;
- Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
2. Đối tượng nào được phép hoạt động trong khu vực phi thuế quan ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 - Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg quy định về những đối tượng được phép hoạt động trong khu vực phi thuế quan như sau:
- Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được hiểu là những doanh nghiệp khu phi thuế quan ;
- Thương nhân Việt Nam ;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam ;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam ;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Hoạt động của khu vực phi thuế quan hiện nay ?
Giống như các quốc gia áp dụng hình thức phi thuế quan, đối với lãnh thổ Việt Nam, khu vực phi thues quan cũng có ranh giới xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực này và bên ngoài là quan hệ xuát khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Để được hợp pháp hóa đi vào hoạt động, doanh nghiệp thành lập trong khu vực phi thuế quan cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
- Các hoạt động đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Nội dung bài viết:
Bình luận