Ví Dụ Về Hình Thức Thi Hành Pháp Luật Mới Nhất

Thi hành pháp luật hay thực thi pháp luật là một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó. Vậy ví dụ về hình thức thi hành pháp luật là gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới.

Ví Dụ Về Hình Thức Thi Hành Pháp Luật Mới Nhất

Ví Dụ Về Hình Thức Thi Hành Pháp Luật Mới Nhất

1. Pháp luật là gì?

Hiện nay bất kỳ ai sống trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội đều cần thực hiện pháp luật. Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.

Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận hoặc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước.

Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như:

+ Tuân thủ pháp luật.

+ Thi hành (chấp hành) pháp luật;

+ Sử dụng (vận dụng) pháp luật;

+ Áp dụng pháp luật.

2. Thi hành pháp luật là gì?

Đối với khái niệm thi hành pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau đưa ra giải thích về vấn đề này. Theo Theo định nghĩa trên Bách khoa mở tòa thư Wikipedia thì thi hành pháp luật được hiểu là:

“ Thi hành pháp luật hay thực thi pháp luật là một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó.[1] Mặc dù thuật ngữ có thể bao gồm các thực thể như tòa án và nhà tù, nó thường xuyên nhất được áp dụng cho những người trực tiếp tham gia vào các cuộc tuần tra hoặc giám sát để ngăn cản và khám phá các hoạt động tội phạm, và những người điều tra tội phạm và bắt người phạm tội,[2] là một nhiệm vụ thường được cảnh sát hoặc một cơ quan thi hành pháp luật thực hiện. Hơn nữa, mặc dù thực thi pháp luật có thể được quan tâm nhất đến việc phòng ngừa và trừng phạt tội phạm, các tổ chức tồn tại để ngăn cản một loạt các hành vi vi phạm không phải hình sự của các quy tắc và chuẩn mực, thực hiện thông qua việc áp dụng các hậu quả ít nghiêm trọng.”.

Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường đào tạo thì thi hành pháp luật hay còn gọi là chấp hành pháp luật vốn là một trong số bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật. Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

3. Đặc điểm của thi hành pháp luật

Cũng như các hình thức khác của thực hiện pháp luật thì thi hành pháp luật có một số đặc điểm nhất định.

Xét về bản chất có thể thấy việc thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động. Thi hành pháp luật là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp.

Đối tượng thực hiện của thi hành pháp luật áp dụng cho mọi chủ thể không phân biệt cá nhân hay tổ chức.

Hình thức thể hiện của thi hành pháp luật thường thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Do đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.

4. Ví dụ về thi hành pháp luật

Để giúp độc giả hiểu rõ khái niệm cũng như đặc điểm của thi hành pháp luật bài viết xin đưa ra ví dụ về thi hành pháp luật để độc giả tham khảo.

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định:

“ Điều 2. Đối tượng nộp thuế

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.

Như vậy các chủ thể nếu không thuộc đối tượng được miễn thuế và là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đóng đầy đủ khoản thuế được coi là đang thi hành pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về hình thức thi hành pháp luật? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (691 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo