Đối với mỗi một quốc gia thì việc đầu tư cho vấn đề xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng là điều là những nội dung và vấn đề được quan tâm rất lớn và cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng đối với một quốc gia. Việc tạo ra hành lang pháp lý về vấn đề đối tác công tư này đủ để các bên tham gia vào đầu tư trong nước và ngoài nước tin tưởng để dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành thực hiện vào việc đầu tư cho một hoặc nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Vậy Ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư
1. Hợp đồng đối tác công tư theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
1.1 Khái niệm
Mô hình hợp tác công tư theo tiếng anh có nghĩa là Public – Private – Partnership (viết tắt là PPP) được bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ “hợp tác công tư”. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều có một cách hiểu riêng phù hợp với quá trình áp dụng của mình.
Ở VN tại nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định: “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư là cơ sở pháp lý của mô hình PPP. Khoản 8 Điều 3 Luật đầu tư 2014 định nghĩa về HĐ này như sau: “Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này”.
Từ khái niệm về mô hình PPP và định nghĩa về hợp đồng PPP quy định như trên thì có thể hiểu: “Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư tư nhân để cùng thực hiện một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời xác định cụ thể quyền, nghĩa vụ cũng như sự phân chia rủi ro của các bên khi tham gia thực hiện dự án”.
1.2 Đặc điểm của Hợp đồng PPP
Về chủ thể của hợp đồng
HĐ PPP đều được giao kết giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án.
Như vậy khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, chủ thể là cá tổ chức, cá nhân bỏ vốn để tiến hành hoạt động đầu tư; hợp đồng dự án có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách một bên trong quan hệ hợp đồng. Các cơ quan nhà nước khi tham gia quan hệ hợp đồng dự án nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng tài chính của việc đầu tư phát triển hạ tầng để tập trung nguồn vốn ngân sách vào các nhiệm vụ phát triển đất nước.
Phân tích đặc điểm của hợp đồng đối tác công tư theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
Nhà đầu tư là chủ thể của Hợp đồng PPP bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan (Khoản 8 Điều 3 NĐ 15/2015/NĐ-CP). Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài đều có thể tham gia đấu thầu dự án và nếu trúng thầu sẽ được tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về đối tượng của Hợp đồng PPP
Không giống như HĐ HTKD, các HĐ PPP nói chung đều có đối tượng là các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Theo quy định tại Điều 27 Luật đầu tư, Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
Điều 4 NĐ 15/2015/NĐ-CP Quy định cụ thể đối tượng của hợp đồng PPP bao gồm:
Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;
Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang;
Nhà máy điện, đường dây tải điện;
Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;
Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.3 Về nội dung của Hợp đồng PPP
Nội dung của Hợp đồng PPP đều bao gồm các thỏa thuận về các nội dung của hoạt động xây dựng, kinh doanh và chuyển giao các công trình kết cấu hạ tầng hoặc liên quan đến nội dung cung cấp dịch vụ công. Chẳng hạn như HĐ: BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), BTO (xây dựng – chuyển giao – vận hành), BT (xây dựng – chuyển giao), BOO (xây dựng – sở hữu – vận hành), BTL (xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ),… thì nội dung quan trọng của các HĐ này là quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và cơ quan NN có thẩm quyền liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao các công trình kết cấu hạ tầng. Theo đó, nhà đầu tư có nghĩa vụ xây dựng công trình và bàn giao công trình đó cho nhà nước vào những thời điểm cụ thể. Đối với hợp đồng BOT, nhà đầu tư được kinh doanh ngay tại công trình mà mình xây dựng, sau một khoảng thời gian nhất định mới phải chuyển giao cho nhà nước. Đối với hợp đồng BTO, nhà đầu tư sau khi xây dựng phải chuyển giao ngay công trình đó cho nhà nước nhưng vẫn được Nhà nước cho phép kinh doanh tại công trình đó một thời gian nhất định. Khác với BOT và BTO
Mục đích của các bên khi ký hợp đồng PPP
Như trên đã phân tích, đối tượng của hợp đồng PPP là các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công vốn dĩ do nhà nước phải đảm nhận trực tiếp đầu tư và nhà nước tham gia hợp đồng dự án nhằm đưa ra những bảo đảm cho nhà đầu tư đồng thời theo dõi , quản lý hoạt động đầu tư và các cam kết của nhà đầu tư đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Mục đích của nhà nước khi tham gia hợp đồng PPP là nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội, một chức năng quản lý của nhà nước.
Trong khi đó Nhà đầu tư tham gia Hợp đồng PPP không nhằm mục đích nào khác ngoài kinh doanh kiếm lời. Họ không quan tâm tới yếu tố công của Hợp đồng PPP mà chỉ đơn thuần tiến hành hoạt động kinh doanh như tất cả các công việc kinh doanh khác. Theo đó, giống như các hợp đồng thông thường khác, Hợp đồng PPP thể hiện ý chí, tự do, tự nguyện của nhà đầu tư. Chính hạt nhân kinh doanh này đã quyết định và chi phối yếu tố đầu tư của hợp đồng PPP, xác định tính chất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể Hợp đồng PPP.
1.4 Các loại hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp đồng PPP thuộc 2 nhóm hợp đồng. Một là, nhà đầu tư thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tạo doanh thu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm: Hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M; Hai là nguồn thu của nhà đầu tư đến từ việc thanh toán nhiều lần của cơ quan nhà nước và phụ thuộc vào chất lượng, tiến độ của nhà đầu tư thực hiện: Hợp đồng BT, BTL, BLT. Theo đó mỗi loại hợp đồng có những ưu thế riêng phụ thuộc vào tính chất của từng dự án cụ thể, lĩnh vực đầu tư, quá trình đàm phán dự án và mục tiêu yêu cầu của dự án đặt ra.
2. Một số ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư ở Việt Nam
2.1 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT
Hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT ở nước ta hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của một quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thậm chí, trong khoảng 5 năm gần đây, có hàng trăm hợp đồng BOT đang mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Điển hình là đầu năm 2014, Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện nâng cấp từ 2 lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng.
Cuối năm 2015, Bộ này quyết định cho nhà đầu tư thu phí phương tiện qua lại với mức 45.000 đồng/lượt xe dưới 9 chỗ ngồi trong vòng 17 năm 3 tháng. Cơ sở để thanh toán với nhà đầu tư là mức doanh thu và tổng vốn đầu tư.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam giám sát ghi nhận hồi năm 2016, mỗi ngày trạm thu được hơn 1,9 tỷ đồng, gấp chừng 1/3 so với con số 1,2-1,4 tỷ đồng/ngày trong bản báo cáo của Công ty gửi Bộ Giao thông Vận tải trước đó. Còn báo chí phản ánh gần đây, công ty này có doanh thu lên tới 57,9 tỷ đồng trong chỉ riêng tháng 5/2019, trung bình mỗi ngày trạm có tổng thu gần 2 tỷ đồng.
Như vậy, trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ chỉ cần 9 năm thu đủ so với mức đầu tư 6.731 tỷ đồng, không cần tới 17 năm 3 tháng như hợp đồng BOT ký với Bộ Giao thông Vận tải, khoảng thời gian chênh gần gấp đôi.
Câu chuyện của BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng như nhiều tuyến đường BOT khác ở Việt Nam gợi lên nhiều suy nghĩ.
2.2 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BT
Thời gian vừa qua, nhiều dự án hạ tầng quan trọng được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước eo hẹp, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dạng hợp đồng BT xuất hiện từ Nam ra Bắc, từ những thành phố lớn đến các địa phương xa xôi.
Tại hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, không ít doanh nghiệp đua nhau đầu tư hàng loạt dự án BT như Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh với Dự án 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với Dự án Đường cao tốc Hòa Lạc – TP. Hòa Bình hay Công ty CP Him Lam với Dự án Đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, Hà Nội hay Công ty CP Tasco với Dự án Xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) …
Cái tên Văn Phú – Invest cũng được nhắc đến bởi doanh nghiệp này đã và đang thực hiện khá nhiều dự án BT tại Hà Nội và TP.HCM. Văn Phú – Invest được biết đến không chỉ nhờ các dự án bất động sản, mà còn với rất nhiều dự án BT hạ tầng trên khắp cả nước.
Đến năm 2015, “ông lớn” này tiếp tục ghi dấu ấn với Dự án Xây dựng Trường Đại học Y tế cộng đồng với Bộ Y tế. Một dự án khác là 5 tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức).
Trong khi tại Hà Nội, Văn Phú – Invest đang chuẩn bị thực hiện Dự án BT Xây dựng các tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thì tại TP.HCM, công ty này cũng góp mặt tại Dự án Xây dựng tuyến nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa – Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) dài hơn 2,7 km, mặt đường rộng 67m cho 14 làn xe lưu thông.
Lợi ích lớn nhất của các dự án BT có lẽ là những đóng góp quan trọng cho xã hội và cộng đồng. Nếu không áp dụng hình thức đầu tư BT thì không dễ dàng triển khai những dự án quy mô lớn, đặc biệt là với những dự án phục vụ mục đích công. Đơn cử như Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân – một trong những dự án trọng điểm được đầu tư theo hình thức BT của Bộ Công an. Khi đó, Văn Phú – Invest đã bỏ ra số vốn không hề nhỏ để xây dựng ngôi trường trên khuôn viên đất khoảng 26,3 ha tại Thuận Thành, Bắc Ninh.
Dự án được khởi công từ năm 2010 và bàn giao đi vào sử dụng từ năm 2012 đã giải quyết mối lo lắng rất lớn của Nhà trường về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo.
2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOO
Cần lưu ý rằng BOO không phải là phương thức Hợp Tác Công – Tư (PPP) được kiểm nghiệm nhiều trong lĩnh vực Vận tải đường thủy nội địa và thực tế không tồn tại trong phần lớn các dự án trong các lĩnh vực vận tải khác nếu so với phương thức BOT, BLT hay O&M. CQNN có thẩm quyền nên nhận thức rằng BOO là hình thức Hợp Tác Công – Tư gần nhất với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn. Kết quả là nhiều cơ quan nhà nước có lý do để ngại ngần khi chuyển giao tài sản công cho khu vực tư nhân theo hình thức BOO, vì việc chuyển giao tài sản đó cũng đồng nghĩa là trao quyền sở hữu tài sản công cho khu vực tư nhân, vốn rất tương đồng với việc tư nhân hóa hoàn toàn. Vậy nên hợp đồng BOO nên dùng hạn chế và chỉ trong những trường hợp đảm bảo việc chuyển giao vô hạn các tài sản công sang cho khu vực tư nhân.
Do BOO gần với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn, một số quốc gia đã áp các quy định đặc biệt nhằm hạn chế khả năng các cơ quan thực hiện dự án trao quyền thực hiện dự án BOO. Chẳng hạn, tại Philippines, việc thực hiện dự án BOO trước tiên phải do Ủy Ban Hợp Tác Đầu Tư (ICC) trực thuộc Cơ Quan Phát Triển Và Kinh Tế Quốc Dân (NEDA) khuyến nghị và sau đó phải được Tổng Thống ra quyết định chấp thuận cuối cùng. Phương thức này đảm bảo các dự án hạ tầng công không được giao cho phía tư nhân một cách dễ dãi.
Trên đây là Ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận