Ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Trong cuộc sống, những vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự luôn là những vấn đề được mọi người quan tâm và chú trọng để thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Bởi lẽ, những vụ việc dân sự rất phổ biến và xảy ra nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy, ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự.

Bien Ban Phien Toa Dan Su La Gi Khai Niem Ve Bien Ban Phien Toa Dan Su 356575

1.Khái quát về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Khi tìm hiểu ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự , chủ thể cần nắm được khái quát về chứng cứ được phân tích cụ thể như sau:

Theo quy định tại ĐIều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Cách xác định chứng cứ:

Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.Lời khai của đương sự , lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

2.Xác minh, thu thập chứng cứ

Xác minh, thu thập chứng cứ là điều cần thiết khi tìm hiểu ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;

e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.

Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

3.Ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự:

Ví dụ 1: Trong vụ án đòi nợ, thì giấy xác nhận số tiền còn nợ do chính con nợ viết ra, bản hợp đồng thuê tài sản trong vụ án tranh chấp quyền nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê tài sản; bản di chúc trong vụ án kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc... là những tài liệu, chứng cứ liên quan trực tiếp đến sự kiện cần chứng minh trong vụ án, đồng thời nó sẽ là chứng cứ trực tiếp.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án chỉ là gián tiếp phải xâu chuỗi, xem xét, đánh giá nó trong mối quan hệ với các tài liệu, tình tiết khác, những .ohứng cứ khác mới thấy được giá trị chứng minh của nó.

Ví dụ 2: A kiện đòi nỢ B, A trình bày, sáng ngày 10-01-2018, có cho B vay 10.000.000 đồng, đến hạn B không trả. B khai không hề vay tiền của A và còn nói thêm cả ngày hôm 10-01-2018 B ngồi chơi bài cùng với N, p, Q.

Tòa án tiến hành lấy lời khai của nhân chứng, khi được hỏi N, p, Q khai ngày hôm đó, B không chơi bài với họ. Nhân chứng X khai ngày 10/1/2018, B có đến nhà chơi và nói đang thiếu tiền mua máy xay sát, X có cho B biết là A đang có tiền nhàn rỗi, đến đó hỏi vay xem. Nhân chứng H khai có nhìn thấy B đến nhà A ngày 10-01-2018, còn đến để làm gì H không biết nhưng khi B từ nhà A ra có thấy B cầm một tập tiền...

Như vậy, nội dung lời khai của các nhân chứng: N, p, Q, của X, của H... là những tài liệu, chứng cứ có liên quan gián tiếp đến vụ kiện đòi nợ, nếu để độc lập, tách riêng giữa các lời khai nói trên vói nhau và các tài liệu, chứng cứ khác của vụ án thì các lời khai đó không có ý nghĩa, không nói lên được điều gì đối với vụ án đó. Nhưng nếu xem xét trong mối liên hệ giữa các lời khai trên với nhau sẽ cho thấy những thông tin rất có ý nghĩa và khi xem xét nó với các tài liệu chứng cứ khác của vụ án, sẽ giúp chúng ta thấy rõ nét hơn sự việc.

Ví dụ 3: Trong một biên bản lấy lời khai của đương sự A, có nội dung chính là đương sự A thừa nhận có nợ B số tiền như B khởi kiện. Biên bản này không có chữ ký của A, không có chữ ký của Thẩm phán lấy lời khai, biên bản không thể hiện thời gian, địa điểm lấy lời khai, như vậy biên bản lấy lời khai này đã không làm đúng quy định của pháp luật, nên các nội dung trong đó không được coi là chứng cứ.

Ví dụ 4: Một biên bản ghi lời khai đã thực hiện đúng các yêu cầu về hình thức của một biên bản, nhưng A đưa ra được tài liệu (ví dụ bản ghi âm buổi lấy lời khai, có xác nhận xuất xứ của tài liệu này) và chứng minh lời thừa nhận của A trong biên bản lấy lời khai là do bị luật sư uy hiếp bằng vũ lực, sự đe dọa rất mạnh mẽ, A phải khai theo ý của luật sư, nên không đúng sự thật. Trong trường hợp này, lời thừa nhận của A trong biên bản nói trên không có giá trị chứng minh, không là chứng cứ của vụ án, vì tài liệu đó không hợp pháp.

Ví dụ 5: Một bản di chúc, bản hợp đồng photocopy nhưng không có công chứng, chứng thực là đã sao y bản chính; không có bản chính để xuất trình cho Tòa án, trong khi các đương sự không thừa nhận nội dung, chữ ký... trong các tài liệu photocopy này thì tài liệu đó cũng không có giá trị chứng minh do không bảo đảm tính hợp pháp.

Những vấn đề pháp lý có liên quan đến ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự sẽ giúp chủ thể hiểu về vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến ví dụ về chứng cứ trong tố tụng dân sự cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo