Ví dụ về cầm cố tài sản [Cập nhập 2022]

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo điều 309 Bộ luật dân sự. Sau đây là Ví dụ về cầm cố tài sản [Cập nhập 2022]

Phân tích cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm đối vật, cho nên người nhận cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ) để bảo đảm cho nghĩa vụ đã xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố.

Đối với cầm cố thì tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Quy định này nhằm bảo đảm cho bên nhận cầm cố xử lý tài sản cầm cố an toàn về mặt pháp lý tránh được những rủi ro khi tranh chấp với người thứ ba về quyền sỏ hữu tài sản. Đôi với những tài sản cầm cố là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì người nhận cầm cố phải xác minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người cầm cố. Trường hợp người nhận cầm cố không biết rõ về nguồn gốc tài sản thì có thể phải chịu rủi ro (Ví dụ, tài sản trộm cắp thì phải trả lại cho chủ sở hữu).

 

 

Đặc điểm của cầm cố tài sản?

Để Quý vị hiểu rõ bản chất của cầm cố tài sản? Chúng tôi sẽ phân tích thêm về những đặc điểm cơ bản của cầm cố tài sản.

– Chủ thể của quan hệ cầm cố tài sản:

+ Chủ thể trong quan hệ cầm cố tài sản bao gồm bên nhận cầm cố và bên cầm cố;

+ Tuy nhiên có một chủ thể cần lưu ý: “Người thứ ba”.

Căn cứ tại Điều 310 của Bộ luật dân sự, có quy định về hiệu lực cầm có tài sản. Trong đó, cầm cố tài sản còn có hiệu lực với người thứ ba và hiệu lực này là hiệu lực đối kháng.

Hiệu lực đối kháng ở đây được hiểu là giá trị pháp lý đối với chủ thể thứ ba ngoài bên nhận cầm cố và bên cầm cố.

Ví dụ: A mang chiếc xe máy của mình đến cầm cố tài sản này cho B để lấy 50 triệu. A giao xe cho B, nhưng trước đó A đã có khoản vay với C và chiếc xe máy này C đã đi đăng ký làm tài sản bảo đảm trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa A và C.

Như vậy, trong quan hệ dân sự C- người thứ ba và tài sản bảo đảm là chiếc xe máy, vẫn có giá trị pháp lý với C.

– Trong quan hệ dân sự- cầm cố tài sản đặc trưng cơ bản nhất chính là việc chuyển giao tài sản đảm bảo. Cụ thể bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý trong một thời gian nhất định, do các bên thỏa thuận.

 

 

– Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định tại Điều 311 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự.

Đối tượng của cầm cố tài sản?

Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.

Xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.

– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.

Theo quy định hiện hành, những tài sản không phải là bất động sản thì tài sản đó là động sản. Trong đó, bất động sản gồm có: Đất đai, tài sản gắn liền với đất, công trình, nhà cửa, tài sản khác theo luật định. (Điều 107 Bộ luật Dân sự).

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cầm cố tài sản với thế chấp tài sản. Như theo thông thường sẽ nói là cầm cố nhà hay cầm cố đất. Tuy nhiên, bất động sản không phải là đối tượng của cầm cố tài sản.

Đây cũng là điểm đặc trưng để phân định giữa cầm cố với thế chấp, vì tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản.

Lưu ý: Nếu các bên giao kết hợp đồng mà đối tượng của cấm cố tài sản không đúng đối tượng, có thể dẫn đến hệ quả pháp lý như giao dịch bị tuyên vô hiệu. Như vậy sẽ rất bất lợi cho các bên trong quan hệ dân sự.

 

 

Những nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật và đặc điểm cơ bản của cầm cố tài sản?

Ví dụ về cầm cố tài sản?

Anh X có một chiếc xe ô tô, đăng ký xe đứng tên X. Anh X đang rất cần số tiền lớn để mua nhà, nhưng hiện không có đủ nên đã mang chiếc xe ô tô của mình đến cầm cố tại Ngân hàng Y để vay số tiền là 500 triệu.

Lúc này, X cầm cố chiếc xe ô tô bằng cách thức giao xe cho ngân hàng Y để đảm bảo nếu X không có khả năng thanh toán khoản vay đúng hạn, thì bên ngân hàng có quyền lý tài sản này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, trong quan hệ dân sự này:

+ X là bên cầm cố

+ Ngân hàng Y là bên nhận cầm cố

+ Hai bên tự thỏa thuận số tiền vay, thời hạn trả nợ, lãi suất cũng như các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên khi cầm cố tài sản là chiếc xe ô tô.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo