Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2024]

Giao dịch dân sự là các giao dịch diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, giữa những con người với nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia các giao dịch này. Người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình tham gia vào giao dịch dân sự. Vậy Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023]
Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023]

1. Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

2. Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự 

Theo khoản 1 Điều 22 trên đây, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Ví dụ: Sau tai nạn hoặc bị thảm họa thiên tai, nạn nhân do bị thương tích hay bị hoảng loạn không còn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và tổ chức giám định pháp y tâm thần đã có kết luận chính thức thì mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, những người này không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Cho nên, mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Anh T là người mắc bệnh tâm thần nhưng sau thời gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi có yêu cầu của anh T hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự. Anh T có quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Khoản 2 Điều 22 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Việc tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự những người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người người bị mất năng lực hành vi dân sự khi họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, BLDS đã quy định: khi tham gia dịch lưu dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

3. Thủ tục tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

Hồ sơ chuẩn bị:

  • Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)
  • Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn dựa trên cơ sở hợp pháp và có căn cứ.

Thẩm quyền tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự là Tòa án nhân dân.

Trình tự thủ tục:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu 

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp lệ, đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:

  • Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  • Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
  • Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.

Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.

Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Bước 4: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Trong thời hạn giải quyết là 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Trên đây là Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo