Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Ví dụ chiến lược thâm nhập thị trường của một sản phẩm. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
1. Phương thức thâm nhập thị trường
Có những phương pháp khác nhau để bước vào một thị trường nước ngoài, và mỗi phương pháp tiêu biểu cho mức độ dấn sâu vào thị trường quốc tế. Công ty có thể lựa chọn các phương pháp sau đây: xuất khẩu (gián tiếp và trực tiếp); nhượng quyền thương mại, mua bán giấy phép; liên doanh; đầu tư trực tiếp.
- Xuất khẩu được chia làm xuất khẩu trực tiếp (có sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng) và xuất khẩu gián tiếp (không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và doanh nghiệp sản xuất trong nước). Đây là phương thức đơn giản nhất để thâm nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế.
- Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận về bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; đồng thời đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình (Theo Hiệp hôi nhượng quyền kinh doanh Quốc tế).
- Bán giấy phép là một hoạt động mà theo đó, bên mua được quyền sở hữu giấy phép kinh doanh đối với một mặt hàng nhất định của bên bán trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất và chế tạo.
2. Ví dụ chiến lược thâm nhập thị trường của Starbuck tại Trung Quốc
Khi thâm nhập vào một thị trường mới, những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản sẽ giúp công ty tiếp cận tốt hơn với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Có thể lấy câu chuyện của Starbuck khi thâm nhập thị trường Trung Quốc là một ví dụ.
Nghiên cứu thị trường
Mục tiêu khách hàng Starbucks coffee hướng tới tại thị trường Trung Quốc là những người thuộc tầng lớp trung lưu, những người có thu nhập khá. Bên cạnh đó, mục tiêu của Starbucks là coffee của họ phải phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc.
- Starbucks đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi tham gia và sau đó họ đã phát triển thêm những hương vị mới cho cà phê của mình như vị trà xanh để hợp với khẩu vị của người dân Trung Quốc;
- Cách bày trí quán một cách tiện nghi, thoải mái. Phong cách phục vụ không giống tại Mỹ;
- Định hướng: Việc uống cà phê Starbucks sẽ được coi như một biểu tượng của địa vị, một cách để thể hiện phong cách, sự sẵn sàng chịu chơi của tầng lớp trung lưu của Trung Quốc.
Chiến dịch marketing
Kết hợp với truyền thống trà bánh của người Trung Quốc
- Starbucks đã tận dụng nền văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc bằng cách giới thiệu đồ uống có sử dụng nguyên liệu phổ biến tại địa phương như trà xanh. Người tiêu dùng Trung Quốc nhanh chóng tiếp nhận một hương vị cà phê, điều cốt lõi của Starbucks với những gì truyền thống của đất nước họ.
- Quán cà phê bán cả bánh trung thu.
Chiến lược thâm nhập thị trường Starbucks vào Trung QuốcĐể phù hợp với văn hóa Trung Quốc, cũng như thỏa mãn cái nhu cầu uống trà của người dân nước này, Starbucks đã đưa vào thực đơn các sản phẩm trà bánh truyền thống, trong đó có cả bánh trung thu nếu đúng dịp, tất nhiên là được chế biến một cách hiện đại hơn.
Giá cả gắn với biểu tượng của địa vị
Việc uống cà phê Starbucks giờ được coi như một biểu tượng của địa vị, một cách để thể hiện phong cách, sự sẵn sàng chịu chơi của tầng lớp trung lưu của Trung Quốc.
Chiến lược đặt giá cao cho các sản phẩm đặc biệt của Starbucks đã giúp cho lợi nhuận của các nhà hàng ở Trung Quốc nhiều hơn lợi nhuận ở Mỹ, mặc dù doanh thu ở đây vẫn thấp hơn. Quá nhiều nhãn hiệu đã vội vã giảm giá thành sản phẩm để tăng thị phần nhưng trên thực tế, họ nên hướng đến lợi nhuận cuối cùng để có thể phát triển bền vững được.
Chiến lược giá này của Starbucks không những phù hợp với nhu cầu của thị trường mà còn cho phép hãng liên tục đưa ra những sản phẩm đặc biệt đem lại lợi nhuận cao, chẳng hạn như một bộ quà tặng, để bù đắp cho chi phí nguyên liệu tăng cao.
Chiến lược thâm nhập thị trường
Starbucks không hề sử dụng bất cứ khuyến mãi hay quảng cáo nào, bởi lẽ, ở Trung Quốc, ban đầu quá rầm rộ sẽ khiến người ta có thể hoài nghi và nghĩ nó như một mối đe dọa lớn với thức uống truyền thống của họ.
Mở các gian hàng, cửa hàng
Thay vì quảng cáo hay khuyến mại Starbuck tập trung vào việc lựa chọn vị trí để có khả năng hiển thị thất tốt và lưu lượng cao để hình ảnh của mình xuất hiện đủ để mọi người có thể nhìn thấy.
- Starbucks tại Bắc Kinh
- Cửa hàng tại Hàng Châu
- Cửa hàng tại Thượng Hải.
Liên doanh với doanh nghiệp trong nước
Ở phía Bắc, Stabucks bước vào cuộc liên doanh với công ty cà phê Beijing Mei Da. Ở phía đông, Starbucks đã hợp tác với Đài Loan dựa tên Uni-President. Ở niềm Nam, Starbucks đã làm việcvới Caterers Hong Kong dựa trên Maxim. Mỗi đối tác mang đến thế mạnh khác nhau và chuyên môn địa phương đã giúp Starbucks đạt được cái nhìn sâu vào thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng địa phương Trung Quốc.
Marketing truyền miệng
Ngay trong quá trình hình thành và phát triển tại Trung Quốc, Starbucks đã tạo cho mình một thương hiệu với vô số người nghiện cà phê, đặc biệt là cộng đồng những tín đồ của loại đồ uống này. Khi bước vào bất cứ cửa hàng Starbucks nào bạn sẽ thấy rõ được thái độ tích cực và sự hạnh phúc của các nhân viên tại đây, những người luôn thể hiện tình yêu của họ với thương hiêu Starbucks và họ luôn là những kết nối tốt nhất với người tiêu dùng.
Bảo vệ thương hiệu
Starbuck đã tạo ra các rào cản chống vi phạm thương hiêu, một trong các rào cản đó là từ việc mở rộng hệ thống phân phối, hệ thống các cửa hàng, các đại lý bán lẻ. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc của sản phẩm với người tiêu dùng thông qua đó làm tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu.
Starbucks còn thiết lập hệ thống tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình trạng vi xâm phạm thương hiệu. Hệ thống này giúp doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời nhằm bảo vệ thương hiệu và tạo ra lòng tin về thương hiệu trong người tiêu dùng tạo ra sự thoải mái cho khách hàng.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Thâm nhập thị trường là gì?
Thâm nhập thị trường là việc bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thị trường mới. Mức độ thâm nhập thị trường chính là phần trăm tổng số lượng sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng sử dụng so với tổng quy mô thị trường mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Trên đây toàn bộ nội dung bài viết Ví dụ chiến lược thâm nhập thị trường của một sản phẩm. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về nghiên cứu thị trường. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng!
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Cảm ơn Quý độc giả đã tham khảo bài viết Ví dụ chiến lược thâm nhập thị trường của một sản phẩm. Trân trọng cảm ơn!
✅ Chiến lược: | ⭕ Thâm nhập thị trường |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận