Hiện nay, đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì các vấn đề về lao động là những vấn đề đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ lao động là một trong những vấn đề ở khâu đầu vào có tác động đáng kể đến thành quả. Nhắc đến các vấn đề liên quan đến lao động thì không thể không nhắc đến vấn đề vệ sinh lao động. Vậy vệ sinh lao động là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
vệ sinh lao động là gì
1. Lao động là gì?
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng các công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội.
Lao động tức chỉ tới các hoạt động của con người làm việc để tác động làm biến đổi các vật chất tự nhiên hoặc nguyên liệu nào đó thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Tạo ra của cải vật chất có giá trị phục vụ cho xã hội, con người sử dụng và giúp cho văn minh nhân loại phát triển hơn.
Lao động có những đặc điểm riêng biệt của nó và trong quá trình thực hiện sẽ có chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, năng lực tốt chính là đích đến của nhiều doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Các đặc điểm của lao động cụ thể như sau:
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
- Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới những chi phí đầu từ khác của quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố đầu vào, nó sẽ có tác động đến các chi phí khác như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết...
- Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Khi việc sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, từ đó người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
- Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo trình độ kỹ năng: lao động phổ thông, lao động bán kỹ năng, lao động chất lượng cao...
- Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hai tuần hoặc một tháng một lần và thường xuyên nhận được những lợi ích nhất định.
- Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm việc làm gần đây.
- Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.
2. Vệ sinh lao động là gì?
Vệ sinh lao động là một trong các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung. Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động của nhiều quốc gia.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước, khuyến nghị về vấn đề này, tiêu biểu là các Công ước 148 (năm 4977), Công ước 155 (năm 1981) và Công ước 170 (năm 1990).
Ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh lao động được đề cập đến trong các văn bản pháp luật từ năm 1975. Tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2021, tức là ngày Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, Bộ luật Lao động sẽ không điều chỉnh trực tiếp và chủ yếu về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Thay vào đó, người sử dụng lao động và người lao động thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.
- Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
- Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
4. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng có trách nhiệm trong việc bản đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Theo đó, Điều 17 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề vệ sinh lao động là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về vệ sinh lao động là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận