An toàn thực phẩm luôn là vấn đề được mọi người quan tâm đến mọi thời đại. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định pháp luật cụ thể. Như vậy thì vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp là gì? Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp như thế nào. Để tìm hiểu hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp nhé.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp
1. An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
- An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
- Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm tại chợ cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân.
2. Nguyên nhân vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp.
- Hiện nay, có 2 hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các đơn vị, doanh nghiệp (DN), đó là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (chiếm 80%) và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).
- Thực tế, kiểm tra, khảo sát cho thấy, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến. Nguyên nhân dẫn đến mất ATTP phần lớn là người quản lý bếp ăn tập thể chủ quan, kiến thức về lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm còn hạn chế.
- Hơn nữa, cơ sở cung ứng ở xa bếp ăn tập thể, thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, nếu phương tiện vận chuyển không bảo đảm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, thậm chí gây hư hỏng…
- Nhu cầu các bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các doanh nghiệp ngày càng tăng, chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Nguyên nhân là do một bộ phận lớn các cơ sở có nhu cầu chấp nhận sử dụng thực phẩm giá rẻ. Nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp rất đa dạng, khó kiểm soát và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu.
3. Biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp
- Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải xác định sức khỏe công nhân là “sức khỏe” doanh nghiệp, tuyệt đối không để cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cung cấp suất ăn cho công nhân.
- ATTP tại các BATT của doanh nghiệp rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, tái sản xuất sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Vì vậy, bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể tại các cơ sở, doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, cần những giải pháp đồng bộ. Để tăng cường hiệu quả, tính bền vững trong công tác quản lý, bảo đảm ATTP; giám sát, phát hiện các vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc quản lý. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về ATTP; phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể cho người lao động.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, cơ sở tổ chức nấu ăn; ưu tiên giám sát, xây dựng phương án điều tra, xử lý, khắc phục nhằm phát hiện sớm các vụ ngộ độc lớn tại bếp ăn tập thể. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có cơ chế phối hợp trong kiểm soát vệ sinh ATTP ở bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp, giải quyết tận gốc những bất cập trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP.
- Giảm các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải đặt cao hơn lúc nào hết, nhằm đảm bảo các sản phẩm chất lượng an toàn đến người sử dụng. Từ chú trọng chất lượng sản phẩm vừa an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng được những tiêu chí về vệ sinh, môi trường, sức khỏe đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung.
4. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn doanh nghiệp.
- Yêu cầu địa điểm, môi trường của cơ sở
- Yêu cầu thiết kế, bố trí
- Yêu cầu đối với nguyên liệu thực phẩm trang thiết bị, dụng cụ
- Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm
- Yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
5. Kết luận vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về vệ sinh an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận