Vật tư (Supplies) là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Đối với một doanh nghiệp, vị trí kế toán vật tư là vị trí không thể thiếu. Vậy vật tư là gì, đâu là những điều một kế toán vật tư cần nắm rõ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Vật tư là gì?

Vật tư trong tiếng Anh gọi là supplies. Có thể hiểu đơn giản, vật tư là một tài sản ngắn hạn được liệt kê trong bảng cân đối kế toán để sử dụng vào mục đích phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp một dịch vụ bất kì tới với người sử dụng.

Vật tư là gì? Những điều cần biết để làm kế toán vật tư - Ảnh 1

2. Các khái niệm có liên quan đến vật tư

Bên cạnh vật tư là gì, chúng ta còn cần phải quan tâm tới một vài khái niệm khác nhau như:

Nguyên vật liệu

Đây là đối tượng lao động được dùng để kết hợp giữa sức lao động của người tạo ra sản phẩm và các tư liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Nguyên vật liệu là những sản phẩm đã qua quá trình sản xuất ban đầu và được tiếp tục đưa vào áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một quy trình nhất định trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị của nguyên vật liệu chỉ được sử dụng một lần và sẽ chuyển thành giá trị của sản phẩm cuối cùng được tạo ra.

Vật tư là gì? Những điều cần biết để làm kế toán vật tư - Ảnh 2
Đâu là những khái niệm có liên quan đến vật tư

Công cụ, dụng cụ

Có thể hiểu rằng đây là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng.

3. Nhiệm vụ của một kế toán vật tư phải làm

Trong một doanh nghiệp sản xuất, vị trí kế toán vật tư là một vị trí nhân sự đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Kế toán vật tư thường sẽ phải tổng hợp, đánh giá các thông tin về tiêu hao vật tư của doanh nghiệp trong một chu kì kinh doanh. Để từ đó có thể đưa những thông tin này vào bảng cân đối kế toán nhằm khuyến nghị các giải pháp khác nhau dành cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Vật tư là gì? Những điều cần biết để làm kế toán vật tư - Ảnh 3
vị trí kế toán vật tư là một vị trí nhân sự đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp

Trong một ngày làm việc, các kế toán vật tư thường phải đảm nhận những nhiệm vụ sau:

  • Tổ chức phân loại, đánh giá các vật tư phù hợp theo những quy định của chuẩn mực kế toán và theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Quản lí, tạo lập, sắp xếp các giấy tờ; chứng từ; sổ kế toán phù hợp với cách thức kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  • Ghi chép, phân loại, cập nhật kịp thời tình hình biến động về tăng, giả của vật tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch sử dụng vật tư cho nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp.
  • Đưa ra những ý kiến đóng góp cho ban lãnh đạo về các kế hoạch sử dụng vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Yêu cầu về quản lí vật tư cần chú ý

Vật tư là gì? Những điều cần biết để làm kế toán vật tư - Ảnh 4
các kế toán vật tư cũng cần phải rất chú ý tới những yêu cầu về việc quản lí vật tư của doanh nghiệp

Bên cạnh những công việc thường ngày, các kế toán vật tư cũng cần phải rất chú ý tới những yêu cầu về việc quản lí vật tư của doanh nghiệp như sau:

  • Đối với khâu thu mua: Bạn cần phải có được phương thức kiểm kê, quản lí chặt về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại vật tư. Trong đó cần phải đặc biệt chú ý tới chủng loại, chi phí mua sao cho phù hợp nhất cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
  • Đối với công đoạn bảo quản: Cần phối hợp cùng các bên khác nhau tổ chức tốt vấn đề kho bãi. Đặc biệt, bạn cần phải xác định được định mức dự trữ tối thiểu cũng như tối đa dành cho từng hạng mục vật tư nhất định. Những điều này góp phần giúp cho doanh nghiệp không gặp phải tình trạng khủng hoảng thừa cũng như thiếu nguyên liệu đầu vào.
  • Với việc sử dụng vật tư: Cần phải đặc biệt có kế hoạch sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm. Bên cạnh đó, các kế toán vật tư cũng cần phải tính toán được chi phí sản xuất nhất định nhằm đưa ra mức giá bán phù hợp; góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Vật tư có thể nói là một khái niệm rất đa dạng. Bên cạnh đó, công việc kế toán vật tư cũng cần phải hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau. Hy vọng bài viết đã cho bạn cái nhìn rõ hơn về vị trí kế toán vật tư trong các doanh nghiệp hiện nay.

5. Câu hỏi thường gặp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo