Thông thường, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ vật thể, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ vật thể là gì?
Trong khuôn khổ bài viết này, công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này
1. Vật thể là gì?
Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ vật chất để cụ thể hóa hơn những gì gọi là vật thể mà chúng ta quan sát được bằng mắt thường hoặc các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ quan sát.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2. Phân loại vật thể
Vật thể có thể được phân loại như sau:
Thứ nhất, vật thể tự nhiên
Vật thể tự nhiên gồm con người, cây cỏ hoa lá cành, động vật . . . như vậy thì Vật thể tự nhiên bao gồm tất cả những gì mà tự nhiên tạo ra, chúng có sẵn trong tự nhiên mà không bị tác động dưới bàn tay của con người tạo nên vật thể đó.
Vật thể là gì? (Cập nhật mới nhất 2023)
Thứ hai, vật thể nhân tạo
Vật thể nhân tạo gồm có quần áo, thuyền xe, máy tính, sách vở . . . thì Vật thể nhân tạo bao gồm tất cả vật thể mà do bàn tay con người tạo ra nhằm mục đích sử dụng những chức năng của vật thể đó giúp ích cho đời sống, xã hội.
- Chất cấu tạo nên vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ chất. Vậy tất cả những gì thấy được (kể cả cơ thể người) là vật thể.
3. Di sản văn hóa vật thể
Hiện nay, các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm:
– Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
+ Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.
– Phố cổ Hội An
+ Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.
+ Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
– Thánh địa Mỹ Sơn
+ Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi.
+ Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
– Hoàng thành Thăng Long
+ Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
+ Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
– Thành Nhà Hồ
+ Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam.
+ Ngày 27/6/2011 sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
4. Phi vật thể là gì?
Trái ngược với vật thể, phi vật thể là những yếu tố tinh thần, có giá trị được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Phổ biến nhất là di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là những truyền thống được truyền lại từ quá khứ mà còn bao gồm các tập quán đương đại của nhiều nhóm văn hóa khác nhau ở vùng nông thôn và thành thị.
– Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng của văn hóa trong quá trong toàn cầu hóa tăng nhanh. Hiểu được di sản văn hóa phi vật thể của nhiều cộng đồng khác nhau sẽ giúp tăng quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa và thúc đẩy dự tôn trọng các cách sống khác nhau.
– Sự quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể không phải chỉ nằm ở các hình thức thể hiện văn hóa mà là ở kho tàng kiến thức và kỹ năng được truyền từ đời này sang đời khác.
– Giá trị kinh tế xã hội của kho tàng kiến thức này liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số lẫn các nhóm đa số trong một quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển.
Hiện nay, di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam bao gồm:
– Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam: Tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: Tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh Đắk Nông, Tỉnh Gia Lai, Tỉnh Kon Tum, Tỉnh Lâm Đồng.
– Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Ninh.
– Hát Ca trù: Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Hà Nội, Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Tỉnh Hưng Yên, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Nghệ An, Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Thái Bình, Tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh Vĩnh Phúc.
– Hát Xoan ở Phú Thọ.
– Đờn ca Tài tử Nam Bộ: Tỉnh An Giang, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bình Phước, Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Cà Mau, TP. Cần Thơ, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh Kiên Giang.
– Dân ca Cao Lan: Xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
– Dân ca Sán Chí: Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
– Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ: Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Nghệ An.
– Võ cổ truyền Bình Định.
– Múa rối nước: Tỉnh Hải Dương.
– Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc : TP. Hà Nội.
– Lễ hội Yên Thế: Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
– Lễ hội Thổ Hà: Xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
– Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn: Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
– Lễ hội Côn Sơn: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
– Lễ hội Kiếp Bạc: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
– Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.
– Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa.
– Lễ hội Gầu tào: Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Hà Giang.
– Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc: Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
– Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang: Tỉnh Khánh Hòa.
– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
– Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
– Nghi lễ Cấp sắc của người Dao: Tỉnh Bắc Kạn, Tỉnh Hà Giang, Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Yên Bái.
– Hát bả trạo: Huyện Thăng Bình, huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
– Nghề dệt chiếu: Xã Định Yên, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
– Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng: Tỉnh Lạng Sơn.
– Nghệ thuật Khèn của người Mông: Tỉnh Hà Giang.
Bình luận