Văn phòng thừa phát lại là gì? (Cập nhật 2024)

Bạn đang có nhu cầu lập vi bằng và tống đạt giấy tờ hay đơn giản là chỉ muốn tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại là gì. Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định. Trong bài viết sau đây, ACC sẽ giúp bạn làm rõ Văn phòng thừa phát lại là gì và các thông tin pháp lý có liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi.

Văn phòng thừa phát lại là gì
Văn phòng thừa phát lại là gì

1. Thừa phát lại là gì?

Căn cứ tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì "Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan". Trong đó:

  • Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định;
  • Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

Tham khảo thêm bài viết Lập vi bằng là gì tại đây.

2. Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định.

  • Trường hợp văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
  • Trường hợp văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hp danh.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Ngoài ra, văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; cũng như không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định.

3. Quyền của văn phòng thừa phát lại

Theo quy định của pháp luật, văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:

  • Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
  • Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
  • Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ của văn phòng thừa phát lại

Bên cạnh các quyền như trên, văn phòng Thừa phát lại cũng có các nghĩa vụ như sau:

  • Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
  • Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
  • Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
  • Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
  • Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập hun, bi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
  • Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kim tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
  • Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
  • Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu văn phòng thừa phát lại là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc văn phòng thừa phát lại là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (815 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo