Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau gì?

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xuất hiện các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty lớn nhỏ cũng không còn quá xa lạ nữa. Đặc biệt với những công ty lớn và việc kinh doanh hiệu quả thu được nguồn doanh thu dồi dào thì việc muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động dường như trở thành một việc tất yếu để đáp ứng nhu cầu về quản lý, nhân sự cũng như phục vụ nhu cầu kinh doanh của công ty không hề là chuyện hiếm lạ nữa. Phần lớn, các công ty, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của mình sẽ phân vân giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Bài viết sau đây đề cập đến văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau gì? ACC mời các bạn đọc cùng tham khảo

Van Phong Dai Dien Va Dia Diem Kinh Doanh
Van Phong Dai Dien Va Dia Diem Kinh Doanh

1. Văn phòng đại diện là gì? Đặc điểm của văn phòng đại diện

Để có thể nhận thấy được Văn phòng đại diện khác địa điểm kinh doanh thì phải hiểu được văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có những đặc điểm gì?

Văn phòng đại diện được định nghĩa tại Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau: “ Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Hơn nữa, văn phòng đại diện sẽ không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp” .

Văn phòng đại diện sẽ có một số đặc trưng sau:

  • Thứ nhất, văn phòng đại diện có vai trò là văn phòng liên lạc giữa công ty với khách hàng, thực hiện các công việc như tìm hiểu thị trường kinh doanh; hỗ trợ công ty đánh giá thị trường; xúc tiến hoạt động kinh doanh; thực hiện việc mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp; thay mặt, đại diện doanh nghiệp nước ngoài nắm rõ thông tin thị trường và khách hàng tại nước đầu tư.
  • Thứ hai, văn phòng đại diện không được trực tiếp hoạt động việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm, hàng hóa; không được thực hiện hoạt động thương mại.
  • Thứ ba, văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba nhằm thực hiện mục đích thương mại
  • Thứ tư, Nghĩa vụ tài chính từ hoạt động của văn phòng đại diện đều sẽ phụ thuộc vào công ty, doanh nghiệp tạo lập ra nó chi trả toàn bộ.
Van Phong Dai Dien Va Dia Diem Kinh Doanh
Van Phong Dai Dien Va Dia Diem Kinh Doanh

2. Địa điểm kinh doanh là gì?

Để nhận thấy sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì chúng ta cũng cần phải hiểu về địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, Khoản 3, Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về địa điểm kinh doanh như sau: “ Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

Địa điểm kinh doanh sẽ có một số đặc trưng sau:

  • Thứ nhất, Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh nên sẽ được đăng ký một số ngành nghề kinh doanh theo như ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Thứ hai, địa điểm kinh doanh sẽ không có con dấu riêng; không được đứng tên trong các hợp đồng kinh tế; không có hóa đơn, không có mã số thuế riêng.
  • Thứ ba, mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào công ty; hạch toán cũng phục thuộc vào công ty, doanh nghiệp.

3. Sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Để có thể thấy được sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh bạn có thể tham khảo bảng phân biệt dưới đây:

Tiêu chí  Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Hoạt động kinh doanh Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ có chức năng đại diện cho công ty Địa điểm kinh doanh được phép thực hiện hoạt động kinh doanh một số ngành nghề cụ thể và phải trùng với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp, công ty đã đăng ký
Con dấu và giấy phép Có con dấu riêng và được cấp giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện riêng Địa điểm kinh doanh sẽ không có con dấu riêng, tuy nhiên sẽ có giấy chứng nhận hoạt động riêng
Đặt tên  Tên văn phòng đại diện phải mang thêm doanh nghiệp và kèm thêm cụm từ văn phòng đại diện Không bắt buộc phải đặt tên theo tên của doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh
Tham gia ký kết giao dịch và xuất hóa đơn Không được tự ý giao dịch khi không có sự ủy quyền của công ty mẹ. Không được thực hiện việc xuất hóa đơn do không hoạt động kinh doanh không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; không được phép đăng ký và sử dụng hóa đơn mà phải phụ thuộc vào công ty mẹ
Mã số thuế Có mã số thuế riêng gồm 13 số Không có mã số thuế riêng
Thuế phải nộp  Thuế thu nhập cá nhân Thuế môn bài
Hồ sơ, thủ tục thành lập, thay đổi nội dung đăng ký Hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập phức tạp hơn.

Khi thực hiện việc thay đổi địa điểm thì phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ

Hồ sơ, trình tự thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản hơn.

Khi thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh thì không cần phải làm thủ tục xác nhận thuế

Trên đây là câu trả lời liên quan đến văn phòng đại diện khác địa điểm kinh doanh . Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh cần nhận trợ giúp về pháp lý thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất

4. Những câu hỏi thường gặp

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Không, văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên không có tư cách pháp nhân.

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào?

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC.

  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử, phí công bố 100.000 đồng.

Về thời hạn thực hiện thủ tục thành lập?

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm của văn phòng đại diện?

Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.

Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;

Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (696 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo