Hiện nay có rất nhiều giao dịch trong cuộc sống bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng. Việc công chứng tại Uỷ ban nhân dân đôi khi mất nhiều thời gian chính vì vậy mà văn phòng công chứng thường được nhiều người lựa chọn để thực hiện thủ tục công chứng. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc Danh sách các văn phòng công chứng tại quận Gò Vấp.
1. Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Văn phòng công chứng là gì?
Theo Điều 22 Luật Công chứng 2014, văn phòng công chứng là tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
3. Danh sách các văn phòng công chứng tại quận Gò Vấp
STT | Tên văn phòng công chứng | Địa chỉ | Tên Trưởng văn phòng công chứng |
1 | Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Ngọc Bích | 672A 48-49 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Nguyễn Văn Thoả |
2 | Văn phòng công chứng Dương Thị Cẩm Thuỷ | 298 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Huỳnh Thị Bích Đào |
3 | Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Tạc | 41/4 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Nguyễn Thị Tạc |
4 | Văn phòng công chứng Nguyễn Hồng Hà | 40A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Nguyễn Hồng Hà |
Trên đây là toàn bộ nội dung do Luật ACC cung cấp về Danh sách các văn phòng công chứng tại quận Gò Vấp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận