Văn hóa tổ chức là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)

Ở bất kỳ tổ chức dù là trường học hay nơi làm việc đều có văn hóa tổ chức riêng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết văn hóa tổ chức là gì? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc về Văn hóa tổ chức là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)

Gen Michelman End Of Corporate Culture 1200 1568705627730680084954

Văn hóa tổ chức là gì?

1. Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm về văn hóa tổ chức:

Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952). 

Văn hóa tổ chức là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định (Adrew Pettgrew, 1979). 

Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2003). 

Xem xét các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận ra rằng khái niệm về văn hóa tổ chức bao hàm những đặc tính sau:

  • Thứ nhất, văn hóa tổ chức giải thích theo bản chất các mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, mỗi cá nhân như một phần của tổ chức và tổ chức là một phần của xã hội.
  • Thứ hai, khái niệm này liên quan đến kiểm soát hành vi, gồm các chuẩn mực, kinh nghiệm, quy tắc ngầm định buộc các thành viên phải tuân theo.
  • Thứ ba, văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin,cách nhận thức và phương pháp tư duy được thừa hưởng theo chiều dài lịch sử và đã được tổ chức thừa nhận.
  • Thứ tư, văn hóa tổ chức là nét đặc trưng của một tổ chức.
  • Thứ năm, văn hóa tổ chức là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động và giúp tổ chức thích nghi với môi trường.

2. Những đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức có 7 đặc tính quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có thể hiểu được bản  chất văn hóa của một tổ chức.

Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: Mức độ mà người lao động được khuyến khích tích cực đổi  mới và dám chấp nhận rủi ro do đổi mới gây ra. 

Chú ý tới các khía cạnh chi tiết: Mức độ mà nhà quản lý mong muốn những người lao động thực hiện công việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích và chú ý đến những chi tiết nhỏ khi thực hiện công việc. 

Sự định hướng kết quả: Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều đến kết quả thực hiện công việc hơn là chú ý đến quá trình thực hiện và phương pháp được áp dụng để đạt được kết quả đó. 

Hướng tới con người: Mức độ các quyết định của ban quản lý xem xét đến tác động của kết quả lao động đến những người lao động trong tổ chức. 

Hướng tới nhóm người lao động: Các hoạt động được tổ chức thực hiện theo nhóm chứ không phải là theo từng cá nhân riêng lẻ. 

Tính hiếu thắng: Mức độ nhân viên tỏ ra hiếu thắng và cạnh tranh với nhau hơn là tự bằng lòng và dễ dãi. 

Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của tổ chức nhấn mạnh tới việc duy trì nguyên trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi.

3. Chức năng của văn hóa tổ chức

Văn hóa thực hiện một số chức năng trong phạm vi một tổ chức như sau: 

- Thứ nhất, văn hóa có vai trò xác định ranh giới: văn hóa tạo ra sự khác biệt giữa tổ chức này 

với tổ chức khác. 

- Thứ hai, văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức. 

- Thứ ba, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của tổ chức đối với những 

gì lớn hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ. 

- Thứ tư, Văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ chức 

- Cuối cùng, văn hóa có tác dụng kiểm soát để định hướng và hình thành nên thái độ và hành 

vi của người lao động. 

Những chức năng của văn hóa nêu trên có ích cho cả tổ chức và cho cả người lao động. Văn hóa có tác dụng nâng cao sự cam kết tổ chức và làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động. Những đều này rõ ràng đem đến lợi ích đích thực cho một tổ chức. Theo quan điểm của người lao động, văn hóa có giá trị vì nó làm giảm đáng kể sự mơ hồ. Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ được tiến hành như thế nào và cái gì là quan trọng. Nhưng chúng ta không nên bỏ qua khía cạnh phi chức năng của văn hóa, đặc biệt là của văn hóa mạnh. 

Văn hóa cũng có thể là gánh nặng khi những giá trị chung của tổ chức không phù hợp với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tính hiệu quả của tổ chức. Hơn nữa, văn hóa cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng của nguồn lực con người trong tổ chức. Bởi vì bản thân mỗ người lao động có một hệ thống giá trị và niềm tin riêng của họ. Khi làm việc trong tổ chức có nền văn hóa mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những quy phạm và hệ thống giá trị chung của tổ chức. Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu thế của từng người lao động sẽ phần nào bị hạn chế hay không có điều kiện phát huy. 

Ngoài ra, văn hóa cũng có thể là cản trở đối với sự sáp nhập của các tổ chức. Bởi vì mỗi tổ chức sẽ theo đuổi những giá trị văn hóa khác nhau so với tổ chức khác. Việc sáp nhập hai hay nhiều tổ chức có nền văn hóa khác nhau đặt ra vấn đề lớn là lựa chọn giá trị văn hóa chung cho tổ chức mới và làm thế nào để duy trì hoạt động của tổ chức mới có hiệu quả.

 

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc về Văn hóa tổ chức là gì (Cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo