Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những bản sắc văn hoá dân tộc riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc. Vậy bản sắc văn hoá dân tộc là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì?
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hoá dân tộc là cái gốc của nền văn hoá, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hoá dân tộc Việt Nam.
2. Biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.
Cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được biểu hiện với 3 tầng kết cấu khác nhau như sau:
Biểu hiện 1: Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
Biểu hiện 2: Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
Biểu hiện 3: Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
3. Ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hoá dân tộc có những ý nghĩa sau:
– Bản sắc văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời.
– Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian.
– Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách…
– Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá cần được giữ gìn của một dân tộc.
4. Đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như sau:
– Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa. Là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay.
– Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.
– Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…
- Việt Nam có nền văn hoá dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.
- Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hoá khác.
5. Nội dung của bản sắc văn hoá dân tộc
- Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác.
- Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác.
- Bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử. Ngoài ra, bản sắc văn hoá dân tộc cũng có thể vận động, biến đổi theo trình độ dân trí, qua giao lưu văn hoá thời đại.
- Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử, như dòng phù sa bồi tụ những gì tinh tuý nhất làm nên sức sống trường tồn của dân tộc. Hiện nay, tất cả các quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hoá của dân tộc mình để tránh sự lai căng, pha tạp của các nền văn hoá khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận