Văn bằng chứng chỉ là gì? (cập nhật 2022)

Văn bằng chứng chỉ là khái niệm đã rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta, gắn với chúng ta trong suốt quá trình giáo dục từ nhỏ đến lớn và cần thiết cho việc học tập, làm việc. Thật rõ ràng khi bạn cầm một bộ hồ sơ xin việc thì các doanh nghiệp, cơ quan đều yêu cầu phải có bằng cấp, chứng chỉ, từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá chung nhất về ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp, cơ quan của mình. Vậy Văn bằng chứng chỉ là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Văn bằng chứng chỉ là gì? (cập nhật 2022).

Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì?

Văn bằng chứng chỉ là gì? (cập nhật 2022)

1. Văn bằng chứng chỉ là gì?

Văn bằng được hiểu là các loại giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị, bằng cấp sau khi người học hoàn thành đủ các điều kiện tốt nghiệp. Còn chứng chỉ là những văn bằng chính thức chứng nhận trình độ học vấn của người học sau khi hoàn thành một khóa đào tạo nào đó do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cung cấp.

“Qua đó, văn bằng chứng chỉ đã được các cơ quan chức năng quy định một cách rõ ràng tại Khoản số 1 Điều 12 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giáo dục như sau:

– Đối với hệ văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cung cấp cho người học sau khi đã chính thức tốt nghiệp một cấp học hoặc một giáo trình đào tạo bất kỳ.

– Chứng chỉ từ hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được cung cấp cho người học sau khi đã chính thức hoàn thành một khóa hoặc một chương trình về đào tạo, bồi dưỡng.”

Văn bằng chứng chỉ phản ánh được các yêu cầu của chương trình học tập cũng như trình độ của những người học viên.

2. Các loại văn bằng chứng chỉ hiện nay

2.1. Các loại văn bằng phổ biến hiện nay

– Bằng tốt nghiệp THCS: Bằng tốt nghiệp THCS là văn bằng sau khi bạn học hết lớp 9 của cấp THCS sẽ được xét tốt nghiệp và cấp bằng nếu bạn đủ điều kiện. Bằng tốt nghiệp THCS là kết quả học tập và rèn luyện của những người học ở lớp 9. Đối với những học sinh ở THCS, mỗi năm sẽ xét tốt nghiệp 1 lần, xét lúc vừa kết thúc năm học.

– Bằng tốt nghiệp THPT: Bằng tốt nghiệp THPT là bằng tốt nghiệp cấp 3, cấp cho những người đã hoàn thành quá trình THPT và đã tốt nghiệp sau khi thi kỳ thi THPT quốc gia. Bằng tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Vai trò của bằng tốt nghiệp THPT rất quan trọng trong quãng đời của mỗi người, dùng để xét vào các trường Đại học, Cao đẳng, các trường đào tạo dạy nghề, đi du học, xuất khẩu lao động, làm chủ cơ sở sản xuất,…

– Bằng tốt nghiệp hệ Trung cấp: Trình độ Trung cấp là cấp bậc đứng sau Cao đẳng và Đại học trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Bằng tốt nghiệp Trung cấp đào tạo nghề nghiệp cho các học viên đi làm luôn. Có 2 loại Trung cấp là Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề.

– Bằng tốt nghiệp hệ Cao đẳng: Hệ Cao đẳng là hệ đứng dưới bậc Đại học. Tấm bằng Cao đẳng có giá trị cao, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp chỉ sau bằng Đại học.

– Bằng cử nhân: Bằng cử nhân thông thường bạn sẽ cần 4 năm học để có thể hoàn thành. Bằng cử nhân có nghĩa là bằng Đại học thông thường, sau khi bạn đủ điều kiện tốt nghiệp Đại học, bạn sẽ có tấm bằng cử nhân. Bằng cử nhân giúp nghề nghiệp của bạn dễ dàng thành công hơn, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn hơn cho bạn.

– Bằng Thạc sĩ: Thạc sĩ là những người học lên cao hơn bậc Đại học, chỉ những người có trình độ học hoặc nghiên cứu rộng lớn. Bằng Thạc sĩ sẽ trên bằng Cử nhân và dưới bằng Tiến sĩ. Khi bạn học Thạc sĩ, bạn sẽ phát triển trí tuệ cao hơn, tăng triển vọng công việc, giúp bạn có mức thu nhập nhiều hơn,…

– Bằng Tiến sĩ: Bằng Tiến sĩ chủ yếu dành cho những sinh viên trở thành học giả nghiên cứu hoặc để trở thành giáo sư, giảng viên của các trường Đại học. Bằng Tiến sĩ là tấm bằng khó lấy hơn bằng Thạc sĩ, quá trình từ bằng Cử nhân lên bằng Tiến sĩ thường mất từ 4 đến 8 năm.

2.2. Các loại chứng chỉ phổ biến hiện nay

Có 2 loại chứng chỉ phổ biến hiện nay là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học.

Chứng chỉ ngoại ngữ gồm có chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tiếng Trung, chứng chỉ tiếng Hàn,… Trong chứng chỉ tiếng Anh có các chứng chỉ phổ biến như TOEIC, TOEFL, IELTS, SAT,…

Chứng chỉ tin học có các chứng chỉ như chứng chỉ quốc tế IC3, MOS,…

3. Giá trị của văn bằng và chứng chỉ theo Luật giáo dục

Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật giáo dục 2019 với 9 Chương, 115 Điều với nhiều nội dung mới, nổi bật.

Cụ thể, quy định về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

Trong đó:

- Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng gồm:

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Chính phủ sẽ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

4. Sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận

Tiêu chí so sánh Chứng chỉ (Diploma) Chứng nhận (Certificate)
Định nghĩa Chứng chỉ (Diploma) là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Chứng nhận (Certificate) có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.
Thời gian cấp Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm. Để nhận được chứng chỉ, người học phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Một khóa học cấp chứng nhận thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn chứng chỉ, thường là trong vài tháng. ​
Lĩnh vực liên quan - Liên quan đến giáo dục.- Ví dụ: Khóa học cấp chứng chỉ sư phạm, tin học, tiếng anh,… - Có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến giáo dục.- Ví dụ: Khóa học lái xe, học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,…
Phạm vi áp dụng - Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục- Thường được trao cho những sinh viên/học sinh đã hoàn tất việc học ở trường cấp 3 và các chương trình học sau đó - Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giáo dục,…- Có thể được trao cho bất kì ai đã thành thạo kỹ năng trong đời sống/ khóa đào tạo, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Văn bằng chứng chỉ là gì? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về Văn bằng chứng chỉ là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo