Văn bản pháp luật quốc tế về tội buôn bán người

Không chỉ ở tại Việt Nam mà ở trên thế giới cũng có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh tội buôn bán người. vậy cùng ACC tìm hiểu xem quy định của quốc tế về tội này như thế nào nhé. Mời bạn tham khảo

quoc-te

văn bản pháp luật quốc tế về tội buôn bán người

1. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Thông qua ngày 15/11/2000

1. Mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật và các biện pháp cần thiết khác để coi các hành vi sau là tội phạm khi những hành vi này được thực hiện một cách cố ý:

(a) Một hoặc cả hai hành vi dưới đây mà không phải là những hành vi thực hiện hoặc hoàn thành hoạt động tội phạm:

(i) Thoả thuận với một hoặc nhiều người khác để thực hiện một tội phạm nghiêm trọng nhằm mục đích liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đạt được lợi ích tài chính hoặc vật chất khác, và liên quan đến một hành vi do một thành viên thực hiện để thực hiện thoả thuận hoặc liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức, nếu pháp luật trong nước quy định như vậy;

(ii) Hành vi của một người nhận thức được hoặc mục đích và hành vi phạm tội nói chung của một nhóm tội phạm có tổ chức hoặc ý định phạm tội của nhóm đó nhưng vẫn đóng vai trò tích cực trong:

a. Những hoạt động tội phạm của nhóm tội phạm có tổ chức đó;

b. Những hoạt động khác của nhóm tội phạm có tổ chức đó với nhận thức rằng việc tham gia của họ sẽ đóng góp vào việc đạt được mục đích phạm tội nói trên;

(b) Việc tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện hoặc xúi giục việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức.

2. Sự nhận thức, ý định, mục đích, mục tiêu hoặc thoả thuận được đề cập tại khoản 1 của điều này có thể được suy ra từ hoàn cảnh khách quan cụ thể.

3. Các Quốc gia thành viên mà pháp luật trong nước yêu cầu phải có yếu tố liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức khi thực hiện các hành vi phạm tội nêu tại Khoản 1 (a) (i) điều này đảm bảo rằng pháp luật trong nước của họ sẽ điều chỉnh tất cả các tội phạm nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức. Những Quốc gia thành viên này, cũng như những Quốc gia mà pháp luật trong nước của họ yêu cầu phải có hành vi để thực hiện thoả thuận để thực hiện hành vi phạm tội nêu tại Khoản 1 (a) (i) điều này, sẽ thông báo về vấn đề trên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc khi quốc gia đó ký hoặc lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt hoặc gia nhập Công ước.

2. Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

2.1. Hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người

1. Trong những trường hợp thích hợp và trong chừng mực có thể theo pháp luật trong nước, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo vệ sự riêng tư và nhân thân của các nạn nhân của việc buôn bán người bằng những biện pháp, bao gồm, không kể những biện pháp khác, việc tiến hành tố tụng pháp lý đối với hành vi buôn bán đó một cách bí mật.

2. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng hệ thống pháp luật và hành chính của nước mình có những biện pháp để cung cấp cho các nạn nhân của việc buôn bán người:

a) thông tin thích hợp về toà án và thủ tục hành chính;

b) sự hỗ trợ để các nạn nhân được trình bày các quan điểm và mối quan ngại của họ và được xem xét trong những giai đoạn thích hợp của quá trình tố tụng hình sự đối với người phạm tội, theo cách thức không làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa.

3. Mỗi quốc gia thành viên sẽ cân nhắc việc áp dụng những biện pháp để các nạn nhân của việc buôn bán người có thể phục hồi về thể chất, tinh thần và xã hội, tuỳ từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên quan khác và các thiết chế xã hội dân sự, và đặc biệt là cung cấp:

a) nơi ở thích hợp;

a) những hướng dẫn và thông tin, đặc biệt đối với các quyền hợp pháp của các nạn nhân của việc buôn bán người bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được;

c) hỗ trợ y tế, tinh thần và vật chất; và

d) các cơ hội việc làm, giáo dục và đào tạo.

4. Trong khi áp dụng các quy định của điều này, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét đến độ tuổi, giới tính và những nhu cầu đặc biệt của nạn nhân của việc buôn bán người, cụ thể là những nhu cầu đặc biệt của trẻ em, bao gồm cả nhà ở, giáo dục và sự chăm sóc thích hợp.

5. Mỗi quốc gia thành viên sẽ cố gắng bảo đảm sự an toàn thân thể cho các nạn nhân của việc buôn bán người khi họ đang ở trong lãnh thổ của quốc gia đó.

6. Mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng trong hệ thống pháp luật quốc gia của mình có các biện pháp giúp cho các nạn nhân của việc buôn bán người có thể được đền bù cho những thiệt hại mà họ phải chịu.

2.2. Địa vị của các nạn nhân của việc buôn bán người tại quốc gia tiếp nhận

1. Bên cạnh việc thực thi các biện pháp theo quy định tại điều 6 của Nghị định thư này, mỗi quốc gia thành viên sẽ cân nhắc việc áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác để các nạn nhân của việc buôn bán người có thể được ở lại trên lãnh thổ của mình, tạm thời hay vĩnh viễn, tuỳ từng trường hợp cụ thể.

2. Khi thực hiện quy định tại khoản 1 của điều này, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét thích đáng các yếu tố nhân đạo và nhân ái.

2.3. Việc hồi hương của các nạn nhân của việc buôn bán người

1. quốc gia thành viên mà một nạn nhân của việc buôn bán người là công dân hay có quyền thường trú ở đó tại thời điểm vào lãnh thổ của quốc gia thành viên tiếp nhận sẽ tạo điều kiện và chấp nhận việc hồi hương của người đó, có cân nhắc đầy đủ đến sự an toàn của người đó mà không có sự chậm trễ vô lý hoặc không xác đáng nào.

2. Khi một quốc gia thành viên đưa một nạn nhân của việc buôn bán người trở về một quốc gia thành viên mà người đó là công dân hay có quyền thường trú ở đó tại thời điểm vào lãnh thổ của quốc gia thành viên tiếp nhận, việc hồi hương này sẽ được xem xét cùng với sự an toàn của người đó và tình trạng của bất kỳ thủ tục pháp lý nào liên quan đến việc người đó là nạn nhân của hành vi buôn bán người và phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện.

3. Theo yêu cầu của quốc gia thành viên tiếp nhận, quốc gia thành viên được yêu cầu sẽ xác minh người là nạn nhân của việc buôn bán người đó có là công dân hay có quyền thường trú trên lãnh thổ của mình tại thời điểm vào lãnh thổ của quốc gia thành viên tiếp nhận hay không, mà không có sự chậm trễ vô lý hoặc không xác đáng nào.

4. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương của một nạn nhân của việc buôn bán người nhưng không có giấy tờ cần thiết, quốc gia thành viên mà người đó là công dân hay có quyền thường trú ở đó tại thời điểm nhập cảnh vào lãnh thổ của quốc gia thành viên tiếp nhận, theo yêu cầu của quốc gia thành viên tiếp nhận, sẽ đồng ý cấp giấy tờ thông hành hay những giấy phép khác cần thiết để người đó có thể đi lại và trở về lãnh thổ nước mình.

5. Điều này không làm phương hại đến bất kỳ quyền nào của các nạn nhân của việc buôn bán người theo pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên tiếp nhận.

6. Điều này không làm phương hại đến bất kỳ hiệp định hay thoả thuận song phương hay đa phương nào điều chỉnh, toàn bộ hay một phần, việc hồi hương của các nạn nhân của việc buôn bán người.

2.4. Ngăn ngừa việc buôn bán người

1. Các quốc gia thành viên sẽ đề ra các chính sách, chương trình toàn diện và các biện pháp khác để:

a) ngăn ngừa và chống việc buôn bán người; và

b) bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, không bị trở thành nạn nhân của việc buôn bán người một lần nữa.

2. Các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực thi hành các biện pháp như nghiên cứu, thông tin và các chiến dịch truyền thông đại chúng cũng như các sáng kiến xã hội và kinh tế để ngăn ngừa và chống hành vi buôn bán người.

3. Các chính sách, chương trình và các biện pháp khác được đề ra theo điều này, nếu thích hợp, sẽ bao gồm việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên quan khác và các thiết chế xã hội dân sự.

4. Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện và tăng cường các biện pháp, bao gồm việc thông qua hợp tác song phương hoặc đa phương, để loại bỏ các nhân tố làm cho những người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trở thành các đối tượng dễ bị xâm hại của việc buôn bán người, chẳng hạn như nghèo đói, kém phát triển và thiếu cơ hội bình đẳng.

5. Các quốc gia thành viên sẽ áp dụng hay tăng cường các biện pháp lập pháp hay các biện pháp khác, chẳng hạn như các biện pháp giáo dục, xã hội hay văn hoá, bao gồm việc thông qua sự hợp tác song phương và đa phương, để ngăn chặn, giảm bớt những nhu cầu thúc đẩy các hình thức bóc lột con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, mà dẫn đến việc buôn bán người.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo