Văn bản pháp luật khiếm khuyết là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật mang ý nghĩa quan trọng bởi các quy định, điều luật đều được ghi nhận và thực thi bởi các cơ quan có thẩm quyền, việc sử dụng cũng như thi hành pháp luật đều phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật. Việc ban hành pháp luật là nhằm đảm bảo các hiệu quả đối với trật tự, ổn định chung của đất nước. Có nhiều loại văn bản pháp luật được ban hành trên thực tế. Trong đó bao gồm Văn bản pháp luật khiếm khuyết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Văn bản pháp luật khiếm khuyết là gì?

thoi-diem-co-hieu-luc-vb-qppl3-16099023230341815433909-0-78-249-476-crop-16099023370291292752552-1
Văn bản pháp luật khiếm khuyết là gì?

1. Văn bản pháp luật khiếm khuyết là gì?

Văn bản pháp luật khiếm khuyết là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhưng “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.

2. Một số khiếm khuyết mà văn bản áp dụng pháp luật thường mắc phải:

Một số khiếm khuyết mà văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng thường mắc phải như sau:

Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng  không đáp ứng yêu cầu về chính trị:

Văn bản  áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng được ban hành nhưng có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng bị coi là khiếm khuyết và buộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, văn bản có nội dung không phù hợp với ý chí của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.

Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng không đáp ứng yêu cầu về pháp lí.

Đối với văn bản ADPL, văn bản HCTD không đáp ứng yêu cầu về pháp lý được biểu hiện như sau: văn bản vi phạm thẩm quyền ban hành, văn bản có nội dung trái với quy định của pháp luật, văn bản có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành.

Một là văn bản  ADPL, văn bản HCTD vi phạm thẩm quyền ban hành

Hai là  văn bản  ADPL, văn bản HCTD có nội dung trái với quy định của pháp luật.

Ba là văn bản ADPL, văn bản HCTD  có sự vi phạm các quy định các quy định về thể thức và thủ tục ban hành.

Thứ ba  văn bản  ADPL, văn bản HCTD  không đáp ứng yêu cầu về khoa học.

Một là  văn bản ADPL, văn bản HCTD có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội. Đó là những văn bản pháp luật trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế – xã hội, phản ánh không chính xác, không kịp thời hiện thực xã hội nên những văn bản này thường không có tính khả thi. Bên cạnh đó, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp cũng là một dạng khiếm khuyết của văn bản pháp luật cần được chủ thể có thẩm quyền xem xét trong quá trình tiến hành xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.

Hai là văn bản ADPL, văn bản  HCTD  khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí

Kĩ thuật pháp lí là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một văn bản pháp luật có chất lượng. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật pháp lí. Sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí của văn bản pháp luật biểu hiện ở việc nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung không tập trung, thống nhất; sắp xếp nội dung văn bản không logic, không rõ ràng; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.

3. Chủ thể có thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:

Hiện nay, pháp luật quy định có ba nhóm chủ thể có thẩm quyền xử lý văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng khiếm khuyết.

  • Cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp dưới ban hành;
  • Cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền tự xử lý các văn bản pháp luật do mình ban hành bị khiếm khuyết;
  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử lý đối với một số văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi có vi phạm pháp luật.

4. Những điểm khác biệt của hai biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết hủy bỏ và bãi bỏ

Khái niệm:

Biện pháp hủy bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với VBPL bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có những dấu hiệu vi phạm luật nghiêm trọng.

Còn biện pháp bãi bỏ có thế được hiểu như là biện pháp xử lý “bỏ đi, không thi hành nữa”.

Đối tượng:

Đối tượng của phương pháp hủy bỏ là cả 3 loại văn bản : quy phạm pháp luật, áp dụng và văn bản hành chính.

Trong khi đó, đối tượng của phương pháp bãi bỏ chỉ là văn bản quy phạm pháp luật.

Dấu hiệu:

Dấu hiệu để văn bản khiếm khuyết trở thành đối tượng của biện pháp hủy bỏ là văn bản đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Thời điểm mất hiệu lực của VBPL khi áp dụng các biện pháp xử lý:

VBPL bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực kể từ thời điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lý, nghĩa là văn bản đó không được thừa nhận giá trị ở mọi thời điểm dù trước khi bị hủy bỏ nó đã từng có hiệu lực.

Còn với VBPL bị bãi bỏ, nó sẽ chỉ hết hiệu lực kể từ thời điểm văn bản xử lý nó có hiệu lực pháp luật

Phát sinh nghĩa vụ bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản pháp luật:

Trên đây là nội dung Văn bản pháp luật khiếm khuyết là gì? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo