Văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay? [Mới 2024]

Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Và với các chủ thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì cần chú ý nguyên tắc khi áp dụng. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ có thứ tự pháp lí. Và có một số người có câu hỏi như văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay? Để trả lời câu hỏi này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây.

Văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất

Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất

1. Pháp lý là gì?

Từ trước đến nay, không chỉ người dân mà ngay cả những cá nhân, tổ chức đang làm công tác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chính xác và thống nhất thuật ngữ “pháp lý”, thậm chí có người còn đồng nhất khái niệm này với khái niệm “pháp luật”. Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống.

Khái niệm “pháp lý” xuất phát từ tiếng la – tin “Jus” nghĩa là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo giải thích của Đại từ điển tiếng Việt thì “pháp lý là căn cứ, là cơ sở lý luận của luật pháp” (trang 1320).

Ngoài ra, pháp lý chỉ những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia. Như vậy, pháp lý là một khái niệm rộng hơn pháp luật, bao gồm cả những lý lẽ, lẽ phải, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội là cơ sở hình thành nên pháp luật

Không chỉ có vậy, có một số người còn đặt ra câu hỏi văn bản pháp lý là gì?  Thì trong luật pháp Việt Nam người ta không thường sử dụng cụm từ văn bản pháp lí mà thường sẽ là văn bản pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật. Đây là những văn bản phổ biến và được sử dụng với các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sa u đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện khả năng của mỗi cơ quan trong việc tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành văn bản trong bộ máy nhà nước theo quy tắc: Cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do cơ quan đó ban hành cũng có vị trí cao trong hệ thống pháp luật và ngược lại.

Còn đối với những văn bản có thể loại khác nhau nhưng cùng chủ thể ban hành thì việc xác định thứ bậc hiệu hiệu lực pháp lý của những văn bản đó dựa vào tính chất của văn bản. Chẳng hạn, Quốc hội ban hành ba loại văn bản gồm Hiến pháp, luật, nghị quyết. Trong đó, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quy định về chế độ chính trị, tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền và nghĩ vụ cơ bản của công dân… Hiến pháp được quy định là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất; sau  đó đến các luật với tính chất là văn bản đặt ra quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực; và cuối cùng là nghị quyết, quy định những vấn đề cụ thể hơn như: tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia…

Trên cơ sở đó, Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như mục bên trên. Theo đó Hiến pháp là văn bản có giá trí pháp lí cao nhất. Đây có thể gọi là luật mẹ, luật gốc, và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. và không được trái với Hiến pháp.

4. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Pháp lý là gì?

Pháp lý là một khái niệm rộng hơn pháp luật, bao gồm cả những lý lẽ, lẽ phải, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội là cơ sở hình thành nên pháp luật.

Trên đây là một số chia sẻ về văn bản có giá trị pháp lí cao nhất. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

✅ Văn bản pháp lý: Giá trị cao nhất
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (846 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (3)

    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    Doanh
    Có phải chuẩn mực kế toán có giá trị cao nhất đang được vận dụng trong kế toán doanh nghiệp k ạ
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo