Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và riêng cho từng loại lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và biện pháp xử lý đối với những hành vi này. Theo quy định pháp luật hiện nay có một số doanh nghiệp bắt buộc phải có nội quy lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây về văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động 2022.
Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
1. Khái quát về văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
Văn bản đăng ký nội quy lao động là biểu mẫu mà Doanh nghiệp cần sử dụng khi thực hiện đăng ký nội quy lao động lên cơ quan có thẩm quyền về lao động thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh nơi công ty đặt trụ sở.
Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và riêng cho từng loại lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và biện pháp xử lý đối với những hành vi này.
Lưu ý:
– Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.
– Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
– Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trật tự tại nơi làm việc;
+ An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
+ Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
+ Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
2. Doanh nghiệp nào phải đăng ký nội quy lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Đồng thời, khoản 1 Điều 119 Bộ luật này còn nêu rõ, người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Do đó, các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động.
3. Áp dụng chế tài khi không đăng kí nội quy doanh nghiệp
Trường hợp Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký mà không tiến hành đăng ký theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 18 Điều 2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
– Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
– Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
– Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;
– Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý:cPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
4. Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao độngcần đảm bảo cả hình thức, lẫn nội dung theo các thông tin về:
– Tên đơn vị đăng ký, số hiệu, Văn bản đề nghị V/v Đăng ký nội quy lao động, Quốc hiệu tiêu ngữ;
– Ngày tháng năm thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
– Kính gửi cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đặt trụ sở;
– Thông tin về tên công ty, thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số bao nhiêu do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nào cấp ngày tháng năm cần ghi cụ thể theo đúng giấy đăng ký doanh nghiệp.
– Thông tin về địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, người đại diện pháp luật…
– Thực hiện Bộ luật Lao động 2019 cùng Nghị định số 145/2020/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
– Thông tin gửi kèm hồ sơ bao gồm những tài liệu như:
+ Quyết định ban hành Nội quy lao động.
+ Bản Nội quy lao động.
+ Biên bản góp ý của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
+ Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
– Người đại diện pháp luật cần ký và ghi rõ họ tên;
– Nơi nhận văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động.
Để hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ thực hiện một mẫu cụ thể, các Doanh nghiệp có thể dựa vào những thông tin riêng của doanh nghiệp mình để hoàn thành mẫu, trường hợp thắc mắc nội dung gì về thủ tục hãy phản hồi trực tiếp, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ giải đáp thắc mắc:
TÊN DOANH NGHIỆP Số: …………………… V/v đăng ký nội quy lao động |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội ……..
(ghi địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh)
Công ty …………………… thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………….. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố …………. cấp ngày … tháng … năm …
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………… Fax: …………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………….
Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………
Thực hiện Bộ luật Lao động 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội …………………………… xem xét và thông báo kết quả đăng ký Nội quy lao động, kèm theo hồ sơ gồm có:
1. Quyết định ban hành Nội quy lao động.
2. Bản Nội quy lao động.
3. Biên bản góp ý của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Nơi nhận: – Như trên; – Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (để theo dõi); – Lưu VP. |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
5. Những câu hỏi thường gặp.
Khi nào phải đăng ký nội quy lao động?
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội).
Như vậy, với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên thì trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy, doanh nghiệp phải đăng ký với Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp không đăng ký nội quy, phạt đến 10 triệu đồng?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu có hành vi:
- Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
- Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh;
- Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực…
Số tiền này có lẽ không quá nhiều so với doanh thu của một doanh nghiệp nhưng hậu quả khi không có nội quy hay nội quy không được đăng ký thì khó có thể lường hết.
Bởi khi không có “luật” thì sẽ không thể duy trì được nề nếp kỷ luật và chắc chắn năng suất, chất lượng công việc sẽ giảm sút.
Có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Nội quy lao động có thể xem là văn bản quy phạm nội bộ quan trọng của mỗi doanh nghiệp, quy định về các trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động cũng như các biện pháp xử lý của doanh nghiệp đó khi người lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được giao.
Việc ban hành nội quy lao động trong doanh nghiệp không chỉ góp phần đảm bảo sự ổn định, nề nếp trong công việc quản lý điều hành của doanh nghiệp mà còn góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp tùy tiện trong việc xử lý, kỷ luật đối với người lao động.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nội quy lao động nên theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và sắp tới có hiệu lực ngày 1/1/2021 là Bộ luật lao động 2019 đều có quy định trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Như vậy pháp luật hiện hành quy định bắt buộc đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản và phải tiến hành đăng ký tại cơ quan quả.
Soạn thảo văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động để làm gì?
– Đăng ký nội quy lao động có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của mỗi cơ sở, tổ chức lao động. Xây dựng nội quy lao động là việc thiết lập một hệ thống những quy định, những quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở tự nguyện của hai bên từ đó giúp đảm bảo kỷ luật trong đơn vị. Nội quy lao động được xem là hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi, hoạt động, quá trình thực hiện công việc, quá trình công tác của người lao động, giúp cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định, nề nếp, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.
– Nội quy lao động cũng giúp cho người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ Nội quy lao động khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất. Khi biết rõ nhiệm vụ của mình người lao động sẽ hạn chế được những vi phạm, góp phần nâng cao năng suất lao động.
– Mặt khác trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động thì nội quy lao động sẽ là một trong những căn cứ tại Tòa. Xây dựng nội quy lao động là đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
6. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận