Vai trò của phí và lệ phí

Phí và lệ phí là hai thuật ngữ không còn quá xa lạ trong đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng thấu hiểu được vai trò của phí và lệ phí là như thế nào? Để giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ nhất về vấn đề này, Luật ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết Vai trò của phí và lệ phí. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Vai trò của phí và lệ phí

Vai trò của phí và lệ phí

1. Thế nào là phí và lệ phí

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phí và Lệ phí năm 2015 thì:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. Phí là gì?

“1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.”

1.2. Lệ phí là gì?

“2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.”

Tương tự như phí, các lệ phí cũng được xác định cụ thể trong Danh mục. Lệ phí được ấn định cho các dịch vụ phát sinh trong nhu cầu thực tế.

Xem thêm bài viết: Luật phí và lệ phí là gì? Tìm hiểu về luật phí và lệ phí

2. Vai trò của phí và lệ phí

Phí được nộp nhằm bù đắp các chi phí cần thiết phải bỏ ra trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. Trong đó, phí không mang tính ấn định trên phạm vi cả nước theo quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ công được nhận phí tương ứng. Và các khoản vi này cần được quản lý, sử dụng hiệu quả.

Lệ phí  được xác định là giá trị cố định mà nhà nước yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ của họ. Các công dân có nhu cầu thực hiện một thủ tục hành chính nào đó thì phải nộp lệ phí tương ứng với hoạt động, dịch vụ được đáp ứng.

Lệ phí  là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Bởi đây là khoản tiền ấn định trong dịch vụ được nhà nước cung cấp, tổ chức thực hiện. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% (một trăm phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Từ đó đảm bảo duy trì các hoạt động cung cấp dịch vụ công trong hoạt động quản lý đất nước. 
Nói cách khác:
- Vai trò của phí: bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng.
- Vai trò của lệ phí: đáp ứng yêu cầu về quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người nộp.

3. Điểm giống nhau giữa phí và lệ phí

Thứ nhất, phí và lệ phí được điều chỉnh bởi Luật phí, lệ phí và các văn bản dưới luật như Nghị định, quyết định do do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, phạm vi áp dụng của phí và lệ phí chỉ áp dụng khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu cơ quan  Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Thứ ba, phí và lệ phí không phải là khoản thu bắt buộc vào ngân sách Nhà nước. Nghĩa vụ nộp phí, lệ phí chỉ đặt ra khi cá nhân, tổ chức được hưởng trực tiếp những dịch vụ mà Nhà nước cung cấp.

4. Điểm khác nhau giữa phí và lệ phí

Mặc dù đều là những khoản thu vào ngân sách nhà nước, nhưng Phí và Lệ phí lại có những điểm khác nhau cơ bản sau:

-  Thứ nhất, về mục đích thu Phí và Lệ phí:

  • Việc thu Phí có mục đích là nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.
  • Việc thu Lệ phí chủ yếu nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.

-  Thứ hai, về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu Phí và Lệ phí:

  • Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu Phí là: Cơ quan Nhà nước, Đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và Các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.
  • Cơ quan có thẩm quyền thu Lệ phí là: Cơ quan Nhà nước

-  Thứ ba, về nguyên tắc xác định mức thu Phí và Lệ phí:

  • Mức thu Phí được xác định dựa trên nguyên tắc cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • Nguyên tắc xác định mức thu Lệ phí nhằm Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Mức thu Lệ phí có thể được ấn định trước hoặc được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản (Lệ phí trước bạ).

-  Thứ tư, các trường hợp phải nộp Phí và Lệ phí:

  • Phí phải nộp khi Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp.
  • Lệ phí phải nộp khi: Tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.

-  Thứ năm, số lượng Phí và Lệ phí

  • Phí có 13 nhóm gồm 89 loại theo Danh mục Phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí;
  • Lệ phí có 5 nhóm lệ phí gồm 64 loại theo Danh mục Phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí;

5. Quyền, trách nhiệm của tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí

Quyền, trách nhiệm của tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí theo Điều 14 và Điều 15 Luật Phí và lệ phí 2015 như sau:

* Trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí:

- Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.

- Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

- Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.

- Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.

* Quyền, trách nhiệm của người nộp phí, lệ phí:

- Nộp đúng, đủ, kịp thời phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Được nhận chứng từ xác nhận số phí, lệ phí đã nộp.

6. Các hình thức nộp phí, lệ phí 

Theo đó, tại Thông tư 74/2022/TT-BTC thì người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng một trong các hình thức sau:

(1) Nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng.

Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(2) Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

(3) Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).

Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, lệ phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng;

Hoặc chuyển toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.

(4) Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.

Trên đây là nội dung giới thiệu của Luật ACC cho quý bạn đọc về Vai trò của phí và lệ phí, hy vọng đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin, kiến thức hữu ích của quy định pháp luật. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo