Vai trò của luật xử lý vi phạm hành chính trong cuộc sống hiện nay là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Xử lý vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính: “Xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
2. Vai trò của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Nhằm xử lí vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời và được ngăn chặn, chấm dứt; hậu quả xảy ra phải được khắc phục ngay để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Đồng thời đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được đặt ra với vai trò:
2.1 Về phía người có thẩm quyền xử phạt
Việc quy định thời hiệu xử phạt hành chính nhằm tạo ra sự thống nhất trong qua trình xử lí vi phạm hành chính. Đồng thời đảm bảo pháp chế trong xử lí hành chính; góp phần đề cao trách nhiệm của cơ quan; của người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong việc phát hiện kịp thời; xử lý nhanh chóng những vụ việc vi phạm hành chính.
Quy định về thời hiệu xử phạt là để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi vi phạm; ngăn chặn kịp thời hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Tránh trường hợp khi hậu quả đã xảy ra rồi mới đi xử lý. Đặc biệt, đối với lĩnh vực có ảnh hưởng lớn, nếu có hành vi vi phạm sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội; nên cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
VPHC thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt VPHC không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt VPHC, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra.
2.2 Về phía người vi phạm hành chính
Sau khi thực hiện hành vi vi phạm, nếu không trốn tránh, thì phải bị xử phạt hoặc đến một lúc nào đó được tuyên bố không bị xử phạt nữa. Tuy nhiên, việc không xử phạt khi quá thời hiệu xử phạt có thể dẫn đến bỏ lọt hành vi phạm; vi phạm nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính; không đạt được được mục đích xử phạt.
Việc xử phạt trong thời hiệu hay ngoài thời hiệu đều không nói đến quyết định xử phạt đó có hay không có hiệu lực pháp lí mà đây chỉ là khoảng thời gian yêu cầu người có thẩm quyền phải thực hiện quyền ra quyết định xử phạt trong thời hiệu. Đồng thời, quy định về thời hiệu xử phạt VPHC nhằm nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, có những vi phạm hành chính mà việc quy định thời hiệu sẽ là không có ý nghĩa. Bởi ngày vi phạm hành chính xảy ra luôn đồng thời là ngày phát hiện ra vi phạm hành chính.
3. Vai trò của luật xử lý vi phạm hành chính
Việc quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa pháp lí quan trọng. Bởi nếu quá khoảng thời hạn trên mà quyết định xử phạt không được cơ quan, người có thẩm quyền tổ chức thi hành thì quyết định đó sẽ đương nhiên mất hiệu lực pháp lí và sẽ không được thi hành nữa; (trừ trường hợp cá nhân chấp hành quyết định xử lí vi phạm cố tình trốn tránh việc thi hành). Vai trò của thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC thể hiện ở hai phương diện sau:
3.1 Tạo ra khung pháp lí chặt chẽ trong quá trình thi hành quyết định xử phạt hành chính
Việc quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính; vừa đề cao trách nhiệm của người xử phạt vừa đảm bảo nguyên tắc một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Quy định về thời hiệu có ý nghĩa quan trọng trong đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thi hành quyết định xử phạt; vì theo quy định khoản 2 điều 16 Luật xử lý vi phạm hành chính:
“Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu; đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che; không xử lý hoặc xử lý không kịp thời; không đúng tính chất, mức độ vi phạm; không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Sở dĩ có quy định này là bởi lẽ, quyết định xử phạt không được thi hành là do lỗi của người có thẩm quyền như: không tích cực tổ chức thi hành; để quên không thi hành quyết định….
3.2 Tạo ra sự thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền thi hành quyết định xử phạt hành chính
Quy định về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt tạo ra sự thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền thi hành quyết định xử phạt hành chính; đảm bảo tất cả các quyết định xử phạt hành chính; các vi phạm hành chính được thi hành và được xử lí triệt để. Thực tế quyết định xử phạt hành chính là những quyết định hành chính cá biệt. Do vậy những quyết định này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi đối tượng vi phạm đã chấp hành. Trong trường hợp đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Việc xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước; có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống vi phạm hành chính; giáo dục người dân trong xã hội ý thức tôn trọng pháp luật; thực hiện quy tắc của cuộc sống cộng đồng; khắc phục tâm lý trong dân chúng hiện nay là “vi phạm pháp luật mà không vị xử lý”. Mặt khác, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức vì các đối tượng này cũng cần được thi hành quyết định xử phạt để đảm bảo hoạt động bình thường của đời sống, của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, vai trò của thời hiệu xử phạt và thi hành quyết định xử phạt được thể hiện trên nhiều phương diện. Thông qua đó góp phần đảm bảo tính ổn định; hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước.
Nội dung bài viết:
Bình luận