Những năm gần đây Việt Nam bước vào xu thế hội nhập vì thế việc thành lập doanh nghiệp liên doanh ngày càng phổ biến. Đây cũng là hình thức được nhà nước khuyến khích. Vậy lý do doanh nghiệp nên thành lập liên doanh. Ưu nhược điểm của hình thức này là gì? Bài viết dưới đây của ACC xin trình bày chi tiết để bạn tìm hiểu.
Vai trò của doanh nghiệp liên doanh trong nền kinh tế hiện nay
1. Liên doanh là gì?
Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lí và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kĩ thuật của mình. Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.
2. Lí do các doanh nghiệp thành lập liên doanh?
Lí do các doanh nghiệp thành lập liên doanh
– Tài nguyên đòn bẩy
Một liên doanh có thể tận dụng các nguồn lực kết hợp của cả hai công ty để đạt được mục tiêu của liên doanh. Một công ty có thể có quy trình sản xuất bài bản, trong khi công ty kia có thể có các kênh phân phối vượt trội.
– Tiết kiệm chi phí
Bằng cách sử dụng hiệu quả kinh tế theo quy mô, cả hai công ty trong liên doanh đều có thể tận dụng hoạt động sản xuất của mình với chi phí trên một đơn vị thấp hơn so với các công ty riêng lẻ. Điều này đặc biệt thích hợp với những tiến bộ công nghệ tốn kém để thực hiện. Các khoản tiết kiệm chi phí khác do liên doanh có thể bao gồm chia sẻ chi phí quảng cáo hoặc lao động.
– Chuyên môn kết hợp
Hai công ty hoặc các bên thành lập một liên doanh có thể có nền tảng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn riêng. Khi được kết hợp thông qua một liên doanh, mỗi công ty có thể hưởng lợi từ chuyên môn và tài năng của người kia trong công ty của họ.
– Tham gia thị trường nước ngoài
Một công ty muốn mở rộng mạng lưới phân phối của mình sang các quốc gia mới có thể tham gia một cách hữu ích vào thỏa thuận liên doanh để cung cấp sản phẩm cho một doanh nghiệp địa phương, do đó được hưởng lợi từ mạng lưới phân phối đã có sẵn. Một số quốc gia cũng có những hạn chế đối với người nước ngoài tham gia thị trường của họ, khiến liên doanh với một tổ chức địa phương gần như là cách duy nhất để kinh doanh trong nước.
3. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh
3.1. Ưu điểm của doanh nghiệp liên doanh
- Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tự phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.
- Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.
3.2. Nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh
- Ràng buộc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải chặt chẽ. Do đó, việc điều hành và quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải là những chuyên gia thực thụ.
- Bất đồng ngôn ngữ, việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp còn yếu kém về ngôn ngữ quốc tế. Đặc biệt là ngôn ngữ của doanh nghiệp được liên doanh.
- Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty liên doanh khá rắc rối.
4. Vai trò của doanh nghiệp liên doanh trong nền kinh tế Việt Nam
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động
- Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua
- Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành
- Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
5. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty liên doanh của ACC
ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về dịch vụ tư vấn thành lập công ty liên doanh. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.
Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:
+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;
+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;
+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;
+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.
6. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty liên doanh có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Trường hợp công ty liên doanh thành lập mới ngay từ đầu sẽ có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn vào doanh nghiệp VIệt Nam thì không có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công ty liên doanh có thời hạn hoạt động bao nhiêu lâu?
Trường hợp công ty liên doanh thành lập mới ngay từ đầu, thời hạn của công ty liên doanh được thể hiện trên trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam thì thời hạn quy định tại Điều lệ công ty đã đăng ký, thông thường trường hợp này công ty đăng ký vô thời hạn.
Công ty có bao nhiêu % vốn nước ngoài được hiểu là công ty liên doanh?
Pháp luật không có quy định về công ty liên doanh, tuy nhiên, trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn cùng nhà đầu tư Việt Nam dù tỷ lệ % là bao nhiêu vẫn được hiểu là công ty liên doanh.
Thành lập công ty liên doanh ngay từ đầu được không hay phải thông qua hình thức góp vốn, mua phần vốn góp, cổ phần?
Công ty liên doanh có thể thành lập ngay từ đầu tư công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% hoặc thông qua hình thức góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam.
Trên đây là Vai trò của doanh nghiệp liên doanh. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận