Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy Ủy viên bộ chính trị dự khuyết là gì? [2023] Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ủy viên bộ chính trị dự khuyết là gì? [2023]
1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Do Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất.[1]
Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức.
Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp.
Các phiên họp của Bộ Chính trị đều là họp kín, biểu quyết theo nguyên tắc của Đảng. Các thành viên Ban Bí thư không phải Ủy viên Bộ Chính trị được tham dự các phiên họp Bộ Chính trị đối với các vấn đề liên quan Ban Bí thư nhưng họ không tham gia biểu quyết.
2. Khái niệm đại biểu dự khuyết là gì?
Theo từ điển Việt Nam định nghĩa thì từ dự khuyết nghĩa là được bầu ra nhằm bổ sung khi khuyết người chính thức. Vậy đại biểu dự khuyết chính là đại biểu sẽ thay thế đại biểu chính thức tham gia bầu cử trong trường hợp đại biểu chính thức vắng mặt.
Về nguyên tắc, Đại biểu dự khuyết chỉ được đến dự đại hội được phát biểu ý kiến, nhưng không được quyền biểu quyết trong đại hội.
3. Vai trò của đại biểu dự khuyết là gì?
Căn cứ theo khoản 11.3 Mục 11 Hướng dẫn 03-HD/TW năm 2020 Về thay thế đại biểu:
“- Đại biểu chính thức do đại hội cấp dưới bầu mà không thể tham dự suốt thời gian đại hội thì cấp ủy cử đại biểu dự khuyết thay thế.
– Đại biểu chính thức sau khi được bầu đã chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ (cấp triệu tập đại hội) thì tổ chức đảng nơi đó được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Nếu không có đại biểu dự khuyết thay thế, nơi có điều kiện thì bầu bổ sung đại biểu.
– Đại biểu chính thức vắng mặt những ngày đầu đại hội, đã có đại biểu dự khuyết thay thế, nhưng thời gian cuối đại hội có điều kiện tham dự đại hội, nếu được đoàn chủ tịch đại hội đồng ý mời dự thì được dự theo tư cách đại biểu mời.”
Vậy ta thấy vai trò của đại biểu dự khuyết khá quan trọng trong bất kì Đại hội nào. Vì nó có ý nghĩa đảm bảo đầy đủ số lượng cử tri tham gia bầu cử, ngoài ra nó còn mang tính chuyên nghiệp trong tổ chức xây dựng bầu cử.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Đại biểu chính thức không tham dự Đại hội thì có bắt buộc phải bầu lại người khác để thay thế không?
– Không. Trong trường hợp này thì đại biểu dự khuyết sẽ thay thế đại biểu chính thức tham gia Đại hội.
Đại hội, hội nghị công đoàn có được bầu đại biểu dự khuyết dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên không?
– Có.
Tại mục 8.15 – Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 có nêu:
+ Việc bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên thực hiện như hướng dẫn bầu ban chấp hành công đoàn.
+ Đại hội, hội nghị có thể bầu đại biểu dự khuyết, số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị quyết định.
+ Có thể bầu riêng đại biểu dự khuyết hoặc xin ý kiến đại hội, hội nghị lấy đại biểu dự khuyết là người có số phiếu quá một phần hai (1/2) liền kề với người có số phiếu thấp nhất đã trúng cử đại biểu chính thức. Nếu chưa đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quyết định của đại hội, hội nghị thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
Lưu ý: Trường hợp bầu riêng đại biểu dự khuyết dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên chỉ được thực hiện khi đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức.
– Tại mục 8.16 – Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ đã nêu:
+ Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (Đoàn Chủ tịch) cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định theo đề nghị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cấp có đại biểu dự khuyết được bầu.
+ Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức phải được thể hiện trong nội dung báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Trên đây là bài viết về Ủy viên bộ chính trị dự khuyết là gì? [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Bình luận