Uỷ thác tư pháp là gì? Các trường hợp uỷ thác tư pháp hiện hành

Trong bối cảnh tội phạm phát triển phức tạp như hiện nay, hoạt động uỷ thác tư pháp không còn là khái niệm quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Vậy uỷ thác tư pháp là gì? Quy định về uỷ thác tư pháp như thế nào? Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết về hoạt động uỷ thác này.

uy-thac-dieu-tra-hien-nay-1Uỷ thác tư pháp là gì? 

1. Uỷ thác tư pháp là gì? 

Ủy thác tư pháp chính là một hình thức thể hiện tương trợ tư pháp được thể hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Luật Tương trợ tư pháp 2007 về ủy thác tư pháp và hình thức thực hiện trong tương trợ tư pháp thì uỷ thác tư pháp được định nghĩa như sau: 

Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

mau-bien-ban-mo-thauCác trường hợp uỷ thác tư pháp 

2. Các trường hợp uỷ thác tư pháp 

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam
  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.

3. Các hình thức uỷ thác tư pháp

uy-thac-thi-hanh-an-hinh-su-hien-nayUỷ thác tư pháp hiện nay 

Các ủy thác tư pháp được thực hiện thông qua các hình thức, cụ thể sau:

  • Khi thực hiện ủy thác tư pháp cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình. Theo yêu cầu có thể áp dụng pháp luật nước kia nếu những quy phạm pháp luật đó không mâu thuẫn với pháp luật của nước được yêu cầu.
  • Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ trong văn bản ủy thác thì cơ quan được yêu cầu áo dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ của người đó
  • Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, Cơ quan được yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian, địa điểm thực hiện ủy thác.
  • Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi lại các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu.
  • Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan này chuyển ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền.

4. Các cơ quan uỷ thác tư pháp 

Uỷ thác tư pháp được thực hiện thông qua các cơ quan:

- Cơ quan ngoại giao;

- Cơ quan Bộ tư pháp;

- Đại diện đặc biệt.

Trình tự thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế phải tuân theo pháp luật của nước được yêu cầu hoặc quy định của điều ước quốc tế mà các nước hữu quan tham gia.

Trên đây là một vài thông tin về khái niệm uỷ thác tư pháp. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo