Khái niệm uỷ thác mua bán hàng hoá hiện hành - cập nhập năm 2022

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại cơ bản trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh hoạt động mua bán trực tiếp, chúng ta còn bắt gặp thuật ngữ uỷ thác mua bán hàng hoá. Vậy uỷ thác mua bán hàng hoá là gì? Quý khách hàng hãy cùng tìm hiểu khái niệm này qua bài viết dưới đây của ACC. 

uy-thac-mua-ban-hang-hoaUỷ thác mua bán hàng hoá hiện nay 

1. Uỷ thác mua bán hàng hoá là gì?  

Căn cứ vào Điều 155 Luật thương mại 2005 thì:

"Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác". 

Trên thực tế thì quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa với nội dung theo quy định. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện được thoả thuận với bên uỷ thác và bên ủy thác có nghĩa vụ trả thù lao cho việc ủy thác của bên được ủy thác. 

uy-thac-thuong-maiUỷ thác mua bán hàng hoá là gì? 

2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác

Theo quy định tại Điều 164 Luật thương mại 2005 thì nếu như hai bên trong hợp đồng ủy thác không có thỏa thuận khác thì bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:

– Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

– Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

– Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

Theo quy định tại Điều 165 Luật Thương mại 2005, Nếu các bên không có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác cần tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận với bên ủy thác về việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.

– Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Ví dụ: thực hiện thông báo về những biến động của thị trường, các yêu cầu cụ thể của bên thứ ba, …

– Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận. Tất nhiên, những chỉ dẫn trái với các quy định pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng ủy thác thì bên nhận ủy thác sẽ không phải thực hiện.

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

– Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

– Thanh toán tiền hàng (nếu được ủy thác bán hàng); giao hàng mua được (nếu được ủy thác mua hàng) cho bên ủy thác theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.

– Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

uy-thac-mua-ban-hang-hoa-hien-nayUỷ thác mua bán hàng hoá 2022

3. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác 

Bên uỷ thác có các quyền sau:

– Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

– Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái luật.

Bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp với hợp đồng ủy thác để bên nhận ủy thác thực hiện công việc ủy thác.

– Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng ủy thác;

– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Việc ủy thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Trên đây là một vài thông tin về Uỷ thác mua bán hàng hoá. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo