Mẫu giấy ủy quyền ký hóa đơn mới nhất hiện nay thế nào? Những ai được phép ký thay thủ trưởng đơn vị? Các quy định liên quan đến việc ủy quyền ký hóa đơn?
Ủy quyền ký hóa đơn có được phép hay không?
1. Những quy định cần biết về việc ủy quyền ký hóa đơn
Trước khi cập nhật mẫu giấy ủy quyền ký hóa đơn mới nhất hiện nay thì bạn và doanh nghiệp nên nắm được những quy định pháp luật liên quan đến việc ủy quyền ký hóa đơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho nghiệp vụ ủy quyền ký hóa đơn của doanh nghiệp bạn được thực hiện một cách hợp pháp nhất.
1.1. Cơ sở pháp lý về việc ủy quyền ký hóa đơn
Nhiều người dùng thắc mắc việc ủy quyền ký hóa đơn có được hay không? Để giải đáp vấn đề này, bạn có thể căn cứ vào các quy định pháp luật sau:
- Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 64/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về tiêu thức người mua hàng ký và ghi rõ họ tên như sau: Nếu như việc mua hàng không được thực hiện trực tiếp mà mua qua điện thoại, qua mạng, FAX thì bên mua không nhất thiết phải ký và ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi này, bên bán phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
- Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về tiêu thức người bán hàng ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên như sau: Đối với trường hợp thủ trưởng đơn vị vắng mặt, không thể ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán để ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
- Tại Điều 19, Luật Kế toán 03/2003/QH11, Quốc Hội đã quy định: “Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.”
- Tại điều 20, Luật Kế toán 03/2003/QH11, Quốc Hội đã quy định: “Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.”
Như vậy, căn cứ vào một số quy định nêu trên thì việc ủy quyền ký hóa đơn khi Thủ trưởng đi vắng hoặc bất đắc dĩ không thể thực hiện việc ký này là hoàn toàn hợp pháp.
1.2. Quy định về người được ủy quyền ký thay
Các quy định liên quan đến người được ủy quyền ký thay.
Nếu quy định ủy quyền ký hóa đơn là hợp pháp thì những ai sẽ được phép ký thay hóa đơn khi thủ trưởng đơn vị đi vắng, không thể thực hiện việc ký vào hóa đơn? Dưới đây là một số quy định về người được nhận ủy quyền ký hóa đơn như sau:
- Trường hợp người nhận ủy quyền ký hóa đơn là nhân viên công ty
Với trường hợp người được ủy quyền ký hóa đơn là nhân viên của công ty thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền từ thủ trưởng của đơn vị cho người trực tiếp thực hiện việc lý.
Theo đó, người nhận ủy quyền ký thay phải ghi đầy đủ họ tên trên hóa đơn, phải đóng dấu của tổ chức ở phía trên bên trái tờ hóa đơn (đóng dấu treo).
Lưu ý rằng:
+ Người ký thay thế vào hóa đơn bắt buộc phải là người đã được ủy quyền.
+ Khi thực hiện ký ủy quyền tuyệt đối không được đóng mộc vào vị trí của thủ trưởng.
- Trường hợp người nhận ủy quyền là nhân viên quản lý
Với những trường hợp người được ủy quyền ký thay thủ trưởng là nhân viên quản lý (Ví dụ: Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng,...) của doanh công ty thì nhân viên đó phải thực hiện việc ký ủy quyền vào tiêu thức “Thủ trưởng đơn vị” trên hóa đơn, đồng thời ghi rõ họ tên và đóng dấu công ty đầy đủ.
- Trường hợp người nhận ủy quyền ký thay là kế toán trưởng
Với trường hợp này, kế toán trưởng sẽ là người thực hiện việc ký thay và phải tham khảo nguồn thông tin dựa vào Công văn số 209/TCT-CS, ban hành ngày 20/01/2015 quy định về chữ ký hóa đơn tại tiêu thức “Thủ trưởng đơn vị”.
Lưu ý rằng, dù người được ủy quyền ký hóa đơn là ai, với bất kể trường hợp nào thì Thủ trưởng đơn vị cũng cần là giấy uỷ quyền ký hóa đơn và ghi rõ người được ủy quyền nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho nghiệp vụ này của doanh nghiệp.
1.3. Không quy định về số lượng người được ủy quyền ký hóa đơn
Theo đúng như quy định hiện hành thì khi thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì được phép ủy quyền cho một hoặc một số người bán hàng trực tiếp thực hiện ký thay. Theo đó, người ký thay phải ghi rõ họ tên, đóng dấu vào phía trên, bên trái của hóa đơn. Đây là quy định trong Điểm d, Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39.2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
Như vậy, hoàn toàn không có việc bị giới hạn số lượng người được ủy quyền ký hóa
2. Mẫu giấy uỷ quyền ký biên bản huỷ hoá đơn
TÊN CÔNG TY
Số: …….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ngày ___ tháng ___ năm 2019
GIẤY ỦY QUYỀN |
- Căn cứ Giấy phép Đăng ký kinh doanh số ……………………………………………;
- Căn cứ vào Các Quy định của Công ty;
- Căn cứ vào Chức năng và Quyền hạn của Giám đốc Công ty …………………………
Bên uỷ quyền:
Tôi là: | |
Chức danh: | |
Sinh ngày: | |
Hộ chiếu số: | |
Chỗ ở hiện tại: |
Là người đại diện theo pháp luật của CÔNG TY ……………………………………………...
Bên nhận uỷ quyền:
Họ và tên:
Sinh ngày:
Số CMT số: cấp ngày Tại
Hộ khẩu thường trú:
Bằng văn bản này, Bên uỷ quyền ủy quyền cho Bên nhận uỷ quyền để:
- Ủy quyền cho Ông/Bà….. ký vào chỉ tiêu người bán hàng trên hóa đơn GTGT khi xuất bán hàng;
- Ký các tài liệu liên quan về hóa đơn GTGT: Biên bản thu hồi hóa đơn, biên bản điều chỉnh hóa đơn, Biên bản huỷ hoá đơn.
Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ và/hoặc liên quan đến các giấy tờ, tài liệu do Bên nhận uỷ quyền ký kết sẽ có giá trị ràng buộc đối với Bên ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Giấy Uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến thời điểm có văn bản khác thay thế
Để làm bằng chứng, Bên uỷ quyền và Bên nhận uỷ quyền cùng ký tên dưới đây:
Bên uỷ quyền
|
Bên nhận uỷ quyền |
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Mẫu đơn ủy quyền ký biên bản hủy hóa đơn [Chi tiết 2023]. Luật ACC với hệ thông chi nhánh trải dài 63 tỉnh thành cả nước cùng đó là đội ngũ luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm trong tư vấn pháp lý, tố tụng… Hãy đến với Luật ACC để được tư vấn, bảo vệ đảm bảo quyền và lợi ích của quý khách hàng
Nội dung bài viết:
Bình luận