
Ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp (Cập nhật 2023)
1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó một hoặc một số doanh nghiệp có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp là những lợi ích, bất cập xảy ra trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng những ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp để có những quyết định chính xác nhất.
2. Ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp
2.1. Ưu điểm của sáp nhập doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm trước khi quyết định sáo nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi được sáp nhập có các lợi thế và ưu điểm như:
2.1.1. Mở rộng thị phần của doanh nghiệp mới sáp nhập
Sau khi sáp nhập, nhờ các mối quan hệ và vị thế vốn có của các doanh nghiệp sáp nhập mà doanh nghiệp mới sau khi hoàn thành sẽ tránh được nhiều sự cạnh tranh trên thị trường, do đó việc mở rộng thị phần và kiểm soát thị trường được thực hiện nhanh chóng và ít rủi ro hơn.
2.1.2. Hạn chế rủi ro và đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn
Doanh nghiệp mới sáp nhập đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn khi tăng quy mô sản xuất, tăng tính cạnh trên thị trường, mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, có thêm dây chuyền sản xuất và mạng lưới khách hàng giúp hoạt động kinh doanh phát triển hơn.
Các doanh nghiệp bị sáp nhập này đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong một thời gian dài, vì thế khi sau sáp nhập các doanh nghiệp đó được xem xét như một hình thức mở rộng kinh doanh, giảm thiểu được nhiều rủi ro do việc hình thành sản phẩm và thị trường mới.
2.1.3. Giảm chi phí và nâng cao nguồn nhân lực
Doanh nghiệp sau khi sáp nhập có thể tận dụng được nguồn nhân lực đã có, cắt giảm những vị trí không cần thiết và bồi dưỡng những tinh hoa nhân sự từ đó cải thiện bộ máy nhân sự của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
2.1.4.Ưu điểm về vấn đề thời gian
Các doanh nghiệp mới khi sáp nhập sẽ có những cơ sở, dây chuyền sản xuất kinh doanh của nhau và nhanh chóng đi vào hoạt động, điều này giúp tiết kiệm được thời gian và có cơ hội để tận dụng lợi thế mà thị trường mang lại.
2.2. Nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp
Việc sáp nhập doanh nghiệp đem rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đi kèm với lợi ích sẽ xảy ra những rủi ro tìm ẩn. Do đó khi mua bán, sáp nhập công ty chủ doanh nghiệp cần có sự cân nhắc ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp sao cho phù hợp để tránh tối đa rủi ro, có như vậy hoạt động sáp nhập doanh nghiệp mới có thể tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả.
Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp mới thể hiện chi tiết và rõ nét. Tuy nhiên sáp nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm và bất lợi đáng quan tâm như:
2.2.1. Khó khăn trong việc định giá giá trị thương mại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Việc xác định, đánh giá giá trị thương mại, ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp là rất khó, nếu có sai sót xảy ra trong quá trình định giá, doanh nghiệp mới thành lập không tạo ra giá trị, không kinh doanh hiệu quả nhanh chóng bị thị trường bỏ rơi.
2.2.2. Khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp mới thành lập
Do mâu thuẫn nội bộ từ việc nắm bắt quyền hành sau khi sáp nhập, các yếu tố tài chính chưa được thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp mới sáp nhập có thể thiếu tính đồng bộ do khác biệt về văn hóa, đặc điểm kinh doanh và hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp, do đó sự nhượng bộ nhau trong quá trình hợp tác kinh doanh chính là điểm then chốt.
Trong quá trình đàm phán, thương lượng sáp nhập doanh nghiệp có thể dẫn đến việc đánh mất một số cổ đông lớn do không thuyết phục được họ về tính khả thi và khả năng sinh lời sau khi sáp nhập.
2.2.3. Nhược điểm mà các doanh nghiệp e ngại sau khi sáp nhập là khả năng có nguy cơ đánh mất khách hàng và thị trường.
Mục đích chính của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi mua bán không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng rời đi, không nhận được sự ủng hộ của các phân khúc thị trường.
2.2.4. Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra thời gian và công sức nghiên cứu khi tiến hành sáp nhập với một doanh nghiệp khác, tuy nhiên hiệu quả có thể không như mong đợi.
Một doanh nghiệp khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu, tìm hiểu tuy nhiên hiệu quả có thể không đạt được như mong đợi. Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đó để đầu tư vào những dự án tiềm năng, dễ thu được lợi nhuận và tỷ lệ thành công cao hơn.
3. Các thắc mắc liên quan ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
Các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng như thế nào?
- Các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ư. Nếu khi các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ có thể bán cổ phiếu của mình đi, như thế họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán cổ phiếu . Hơn nữa nếu họ tiếp tục nắm giữ thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước. Bởi vì sau sáp nhập hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau thì số vốn điều lệ sẽ ít nhất bằng vốn điều lệ của các ngân hàng cộng lại do đó tổng số quyền biểu quyết sẽ lớn hơn trước.
Hạn chế của sáp nhập doanh nghiệp
- Gây ra những tranh cãi giữa các cổ đông lớn
- Gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những cổ đông nhỏ
- Có sự pha trộn, kết hợp giữa phong cách, văn hoá làm việc của các ngân hàng sáp nhập
Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn như thế nào?
- Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. việc pha trộn 2 nền văn hóa dễ gay nên đổ vỡ .
4. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Luật canh tranh 2018 số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2019
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong hoạt động sáp nhập của doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tư vấn, làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Để biết thêm thông tin về các quy trình, hồ sơ và các yêu cầu khác về hoạt động sáp nhập, vui lòng tham khảo qua bài viết của ACC tại đây!
✅ Ưu nhược điểm: | ⭕ Sáp nhập doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!