Ưu nhược điểm của chữ ký điện tử/ chữ ký số (2024)

Chữ ký số đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, vậy nhược điểm, ưu điểm của chữ ký số khi sử dụng là gì? Cá nhân, doanh nghiệp có nên lựa chọn sử dụng chữ ký số nếu có những ưu, nhược điểm này không? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để nắm thêm các thông tin về ưu điểm của chữ ký số.

uu-diem-cua-chu-ky-so-1

Ưu điểm của chữ ký số

1. Chữ ký số là gì?

Theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

2. Ưu điểm của chữ ký số

Hiện nay, chữ ký số được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong các giao dịch điện tử, vậy ưu điểm của chữ ký số là gì? Xét về lợi ích cho người sử dụng, chữ ký số có những ưu điểm sau:

Tiết kiệm thời gian

Hiện nay các doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết các giao dịch, hợp đồng, phát hành hóa đơn, báo cáo,... một cách nhanh chóng thay vì phải chuyển văn bản giấy và ký tay. Việc dùng chữ ký điện tử ở trường hợp này sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian ký.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tiết kiệm được thời gian đi lại gặp gỡ đối tác để ký tay; không phải mất thời gian in ấn giấy tờ mà chỉ cần ký kết online.

Chính xác, bảo mật thông tin

Việc sử dụng chữ ký số sẽ đảm bảo việc không tẩy xóa, thay đổi các thông tin như thực hiện ký giấy, là bằng chứng cho các giao dịch điện tử, nội dung điện tử mà doanh nghiệp đã ký kết.

Chữ ký số được tạo bởi những thông tin dữ liệu phức tạp và khó bị giả mạo nên sẽ giúp bảo mật thông tin một cách an toàn tuyệt đối.

Sử dụng chữ ký điện tử mọi lúc, mọi nơi

Không cần phải phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính, thời tiết hay địa lý, doanh nghiệp có thể sử dụng loại chữ ký số phù hợp với nhu cầu công việc của mình như chữ ký số USB Token, chữ ký số tích hợp vào sim và chữ ký số online. Việc ký kết sẽ trả nên đơn giản và linh hoạt hơn.

Hạn chế tối đa việc làm giả chữ ký, gian lận thủ tục

Để sử dụng chữ ký số thì doanh nghiệp phải trải qua các bước thực hiện đăng ký, kiểm tra chữ ký số theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi sử dụng chữ ký số sẽ hạn chế việc làm giả chữ ký, con dấu ở các doanh nghiệp; đem lại sự minh bạch trong việc xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong nội dung văn bản ký.

Dễ dàng nhận thấy ưu điểm của chữ ký số là rất nhiều, góp phần làm tăng hiệu quả, chất lượng các công việc của doanh nghiệp.

3. Nhược điểm của chữ ký số

Bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng chữ ký số vẫn còn có một số nhược điểm sau:

Khó chứng minh nếu để xảy ra sai sót

Chính vì chữ ký số được tạo nên bởi những thông tin, dữ liệu phức tạp cho nên trường hợp chứng minh, kiểm chứng lại chữ ký số đó sẽ gây khó khăn cho người sử dụng.

Người sử dụng cần cải thiện tối đa tính bảo mật của chữ ký số để tránh trường hợp sai sót không mong muốn xảy ra.

Khó khăn khi thực hiện các thủ tục online

Khi tiến hành khai thuế qua mạng, sử dụng chữ ký điện tử có thể gặp các lỗi như tờ khai không hợp lệ, lỗi hồ sơ chưa đăng ký kê khai thuế qua mạng,... Lỗi đường truyền, hệ thống máy tính chưa tương thích, khả năng truy cập mạng còn hạn chế,...

4. Có nên sử dụng chữ ký số không?

Từ những ưu nhược điểm của chữ ký điện tử/chữ ký số, doanh nghiệp nên cân nhắc xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Việc có những nhược điểm là không thể tránh khỏi ở bất kỳ thiết bị hay phần mềm nào, tuy nhiên cũng thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội mà việc sử dụng chữ ký số đem lại.

Hơn nữa trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, xu hướng kết nối, làm việc online ngày càng lớn, cho nên việc sử dụng chữ ký số nên được các doanh nghiệp xem xét áp dụng để tiết kiệm nhiều chi phí và tối đa hóa hiệu quả công việc.

5. Các câu hỏi thường gặp.

Chữ ký điện tử là gì?

  •  Theo Điều 21 – Luật Giao dịch điện tử: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”. 

Thành phần chính của chữ ký số là gì?

  • Phần cứng giống một chiếc USB hay còn được biết đến là USB token, dùng để tạo ra cặp khóa công khai, khóa bí mật, lưu trữ thông tin. Thiết bị được bảo mật bằng mã PIN. Mỗi USB Token có một số series, tương ứng với một khách hàng duy nhất, gồm 8 hoặc 10 ký tự.
  • Chứng thư số là đi kèm với chữ ký số không thể tách rời. Trong chứng thư số chứa dữ liệu đã được mã hóa của doanh nghiệp.

Chữ ký số ký được những hồ sơ nào?

  • Ứng dụng của chữ ký số là gì, dùng được cho những hồ sơ nào cũng là vấn đề được mọi người quan tâm. Sau đây là 4 lĩnh vực phổ biến nhất, gồm báo cáo thuế theo tháng/quý, báo cáo tài chính năm, tờ khai hải quan và nộp thuế.

Các bước để gửi bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

  • 3 bước cơ bản.
    • Tạo tờ khai bằng phần mềm HTKK
    • Gửi tờ khai
    • Gửi kèm phụ lục, gồm: Thuyết minh báo cáo tài chính/Cân đối tài khoản

Trên đây những thông tin về nhược điểm, ưu điểm của chữ ký số mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Ưu nhược điểm: ⭕ chữ ký số
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (802 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo