Tính tới thời điểm hiện tại, nghệ mã vạch đã có những bước tiến vượt bậc, đem lại nhiều ứng dụng thiết thực cho đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Bài viết sau đây ACC sẽ giới thiệu tới quý độc giả về ứng dụng mã số mã vạch hiện nay
1.Tổng quan về mã số mã vạch
1.1. Định nghĩa
Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Trên bao bì hàng hóa, mã số mã vạch biểu hiện như sau: Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định, bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
1.2.Các loại mã vạch tại Việt Nam
Mã số mã vạch của Việt Nam bao gồm:
– Mã doanh nghiệp (GS1): do GS1 quốc gia cấp cho người sử dụng;
– Mã số rút gọn (EAN 8);
– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).
1.3.Công dụng
Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm 2 phần: phần mã vạch và phần mã số. Mã số giúp con người có thể nhận diện được hàng hóa; mã vạch giúp máy quét đọc được khi đưa vào quản lý hệ thống. Mã số mã vạch trên sản phẩm là một trong những dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hàng giả, hàng nhái cũng như xuất xứ của sản phẩm.
2.Ứng dụng mã số mã vạch
Tuy pháp luật không bắt buộc phải sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm nhưng với sự thuận tiện của mã số mã vạch, hầu hết sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều sử dụng mã số mã vạch. Trong đời sống, ứng dụng của mã số mã vạch rất to lớn, không chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ứng dụng mã số mã vạch trong 1 số lĩnh vực như:
Thứ nhất, ứng dụng mã số mã vạch trong sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa:
Giúp doanh nghiệp có thể giảm thao tác nhập dữ liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong tính toán, nhập liệu, có thể cắt giảm tối đa nhân sự cũng như thời gian cho việc quản lý, kiểm kê số lượng hàng hóa được bán ra và số lượng hàng tồn kho. Giúp người quản lý có thể ra quyết định xuất, nhập hàng hợp lý, giảm chi phí tồn kho. Sản phẩm thường được dùng trong ứng dụng này là thiết bị kiểm kho/ Máy tính di động hay các máy quét mã vạch cố định dùng trong các máy quét mã vạch cố định tại các dây chuyền sản xuất cũng như đóng gói bao bì
Hàng hóa sản xuất ra thường được in mã số mã vạch ngay trên bao bì sản phẩm. Mã số mã vạch này sẽ là căn cứ để sử dụng các thiết bị mã số mã vạch trong bán lẻ, hỗ trợ đắc lực cho nhân viên bán hàng trong quá trình khách hàng thanh toán. Sản phẩm thường được dùng trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm trọn bộ đầy đủ các thiết bị mã vạch. Ứng dụng mã vạch trong các loại máy quét giúp nhận diện mã vạch của sản phẩm, máy in hóa đơn bán hàng, hay máy in mã vạch khi cần tạo mã vạch cho sản phẩm, cổng từ an ninh, tem từ, cân điện tử mã vạch…
Thứ hai, ứng dụng mã số mã vạch trong y tế:
Mã số mã vạch giúp nhận biết và hạn chế tối đa sai sót trong lĩnh vực y tế. Giúp kiểm soát hiệu quả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Các mẫu xét nghiệm, thuốc, ngân hàng máu, thiết bị y tế được dán tem nhãn đầy đủ. Sắp xếp lịch trình thăm khám bệnh nhân, hạn chế ghi chép thủ côn
Thứ ba, ứng dụng mã số mã vạch trong chuyển phát nhanh:
Với mã số mã vạch, các kiện hàng được gán các thông tin cần thiết. Tên, địa chỉ người nhận, mã hàng, tên hàng… Giúp phân loại dễ dàng các hàng hóa, giao sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác cao.
Thứ tư, ứng dụng mã số mã vạch trong ngành thuế:
Mã số mã vạch giúp các nhân viên ngành thuế thu thập dữ liệu kê khai của các công ty, doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhân viên có thể cập nhập dữ liệu nhanh chóng chỉ với một thao tác quét mã vạch.
Thứ năm, ứng dụng mã số mã vạch trong thư viện, trường học:
Các thẻ sinh viên được tích hợp mã số mã vạch giúp nhận diện sinh viên ở lớp, khóa nào, tình trạng mượn sách thư viện gồm bao nhiêu đầu sách, trả hay chưa…
Việc sử dụng mã vạch sẽ giúp chúng ta phân biệt hàng hóa, sản phẩm và quản lý tốt hơn. Vì vậy mã số mã vạch được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống.
3.Những câu hỏi thường gặp về ứng dụng mã số mã vạch
Câu 1: Có thể cho công ty khác sử dụng chung mã số mã vạch đã đăng ký hay không?
Trong cấu tạo mã số mã vạch có mã doanh nghiệp và doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp nên việc cho công ty khác sử dụng chung mã số mã vạch là không khả thi.
Câu 2: Phí đăng ký mã vạch là bao nhiêu?
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch: mức phí này dao động từ 300.000 đến 1.000.000 đồng.
– Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí): dao động từ 200.000 đến 2000.000 đồng/năm
Câu 3: ACC có cung cấp các dịch vụ đăng ký mã vạch không?
ACC chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ đăng ký mã vạch.
Câu 4: Dịch vụ đăng ký mã vạch tại TP HCM của ACC group bao gồm những công việc nào?
Dịch vụ đăng ký mã vạch tại TP HCM của ACC group bao gồm:
- Tư vấn lựa chọn loại và số lượng MSMV phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và với chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm tối ưu nhất.
- Tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp, công ty sẽ tư vấn lựa chọn film master MSMV phù hợp.
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký MSMV và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc khác có liên quan.
- Trực tiếp nộp hồ sơ, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả.
- Tư vấn cách sử dụng film master trong in ấn.
5.Dịch vụ pháp lý của ACC
Qua bài viết, ACC đã trình bày về ứng dụng của mã số mã vạch trong một số lĩnh vực của đời sống. Với tính ứng dụng cao như vậy, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ nên đăng ký sử dụng mã số mã vạch mặc dù pháp luật không bắt buộc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch của ACC, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận