UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp không?

Bạn đang có nhu cầu lập hợp đồng thế chấp và bạn đang phân vân về thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp. Bạn không biết liệu UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp không? Việc công chứng hợp đồng thế chấp còn có thể thực hiện tại nơi nào? Để giúp bạn giải đáp và tìm hiểu hơn về công chứng hợp đồng thế chấp, Công ty Luật ACC xin cung cấp một số thông tin trong bài viết với chủ đề “UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp không?”. Hãy cùng theo dõi nhé!

UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp
UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp

1. UBND xã có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ sau:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ (trừ việc chứng thực chữ ký người dịch);
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Chứng thực di chúc;
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt về hai khái niệm công chứng và chứng thực. Theo đó, UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ như đã liệt kê. Cụ thể:

  • Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận tính xác thực, chứng nhận tính hợp pháp của một giao dịch dân sự, của một hợp đồng bằng văn bản.
  • Còn về chứng thực, theo như các trường hợp trên thì UBND cấp xã thực hiện chứng thực bao gồm (i) Chứng thực bản sao từ bản chính là UBND cấp xã căn cứ vào bản chính sẽ thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính. (ii) Chứng thực chữ ký là việc UBND cấp xã chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. (iii) Chứng thực giao dịch, hợp đồng là việc UBND cấp xã chứng thực về địa điểm giao kết hợp đồng, thời gian, giao dịch, năng lực hành vi dân sự của các bên, ý chí tự nguyện, chữ ký của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp không?

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp có bắt buộc hay không phụ thuộc vào loại tài sản thế chấp. Theo đó, pháp luật quy định có một số giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.

Cụ thể, đối với hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì hợp đồng về nhà thì bắt buộc phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp huyện chứng thực đối với bất động sản ở đô thị, UBND cấp xã chứng thực đối với bất động sản ở khu vực nông thôn.

Như vậy, đối với những hợp đồng thế chấp tài sản là bất động sản (kể cả bất động sản hình thành trong tương lai) thì nếu ở nơi có bất động sản đã tổ chức hoạt động công chứng thì đều phải tiến hành công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Tức là phải được công chứng tại Tổ chức hành nghề công chứng. Trường hợp ở những nơi chưa tiến hành tổ chức hoạt động công chứng thì sẽ tiến hành xin chứng thực từ phía UBND có thẩm quyền.

3. Những câu hỏi thường gặp

Nơi thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản là ở đâu?

Theo Điều 54 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?

Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.

Cơ quan thực hiện?

Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.

Thời gian giải quyết?

Cũng như các loại hợp đồng khác, khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, thời gian xử lý, giải quyết là không quá 02 ngày làm việc, nếu phức tạp thì kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

4. Nơi nào thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp

Như đã đề cập, tổ chức hành nghề công chứng là nơi thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng được thành lập và tổ chức theo quy định của Luật Công chứng.

Trên đây là một số thông tin theo quy định của pháp luật để giải đáp cho câu hỏi UBND xã có được công chứng hợp đồng thế chấp không?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (687 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo