Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets). Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn về Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 

Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn

1.Cách tính tỷ suất sinh lời trên tài sản 

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.

Công thức hóa, ta sẽ có:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình quân tổng giá trị tài sản

Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản

2. Ý nghĩa Tỷ suất sinh lời trên tài sản 

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (Return on Assets) cho thấy rằng một trăm đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

Tỷ số này càng cao thì cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty càng khả quan. Công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả, để tạo ra nhiều hơn lợi nhuận ròng, từ đó có thể tiếp tục tái sản xuất, mua thêm tài sản, máy móc thiết bị, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Nếu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (Return on Assets) bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty đang bị lỗ. Tài sản được sử dụng chưa hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, dẫn đến Công ty không có lợi nhuận để trả cho các cổ đông, cũng như tái sản xuất cho các kỳ tiếp theo.

Nếu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (Return on Assets) càng gần về 0, càng cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiệp. Tài sản vẫn tiếp tục được sử dụng, tuy nhiên lại không mang về lợi nhuận ròng đáng kể, từ đó, sẽ không có ngân sách để tái sản xuất, cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.

3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn

Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản dài  hạn cho biết một đồng tài sản dài  hạn doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài  hạn tại doanh nghiệp. 

Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 

Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỉ suất lợi nhuận trên tài sản dài  hạn được xem là hợp lí khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dài  hạn trên thị trưởng trong kì.

4.Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn

– Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn ( Return on Short-term assets- ROA) dùng để chỉ một tỷ số tài chính cho biết mức độ sinh lợi của một công ty so với tổng tài sản của nóBan quản lý công ty, nhà phân tích và nhà đầu tư có thể sử dụng ROA để xác định mức độ hiệu quả của một công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. Số liệu này thường được biểu thị bằng phần trăm bằng cách sử dụng thu nhập ròng của một công ty và tài sản trung bình của nó. ROA cao hơn có nghĩa là một công ty quản lý bảng cân đối kế toán của mình hiệu quả và năng suất hơn để tạo ra lợi nhuận trong khi ROA thấp hơn cho thấy có khả năng cải thiện.

– Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn là một số liệu cho biết khả năng sinh lời của một công ty so với tổng tài sản của nó. ROA có thể được sử dụng bởi ban quản lý, nhà phân tích và nhà đầu tư để xác định xem một công ty có sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận hay không. Bạn có thể tính ROA của một công ty bằng cách chia thu nhập ròng của nó cho tổng tài sản của nó. ROA nhân tố nợ của một công ty trong khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì không.

– Doanh nghiệp hướng tới hiệu quả, so sánh lợi nhuận với doanh thu là một thước đo hoạt động hữu ích, nhưng so sánh chúng với các nguồn lực mà một công ty đã sử dụng để kiếm được chúng cho thấy tính khả thi của sự tồn tại của công ty đó. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ngắn hạn là đơn giản nhất trong các biện pháp thu nhập doanh nghiệp như vậy. Nó cho bạn biết thu nhập nào được tạo ra từ vốn đầu tư hoặc tài sản.

– ROA của các công ty đại chúng có thể thay đổi đáng kể và phụ thuộc nhiều vào ngành mà họ hoạt động, vì vậy ROA của một công ty công nghệ sẽ không nhất thiết phải tương ứng với ROA của một công ty thực phẩm và đồ uống. Đây là lý do tại sao khi sử dụng ROA làm thước đo so sánh, tốt nhất là so sánh nó với số ROA trước đây của công ty hoặc ROA của một công ty tương tự. Con số ROA cung cấp cho các nhà đầu tư ý tưởng về mức độ hiệu quả của công ty trong việc chuyển đổi số tiền đầu tư thành thu nhập ròng . ROA càng cao càng tốt, vì công ty có thể kiếm được nhiều tiền hơn với một khoản đầu tư nhỏ hơn. Nói một cách đơn giản, ROA cao hơn có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo