Tỷ lệ vốn điều lệ FDI là gì? Ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xuất phát điểm thuộc loại thấp trên thế giới. Với các nguồn lực kinh tế và xã hội, họ yếu và nhỏ bé. Đây là một trong những cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Vì vậy, với định hướng khuyến khích vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khâu cực kỳ quan trọng. Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới đây.
I. Tỷ lệ vốn điều lệ FDI là gì?
Tỷ lệ vốn điều lệ FDI được xem là tỷ lệ sở hữu cổ phần, là phần trăm vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế trên tổng phần vốn góp của cổ đông sáng lập và các thành viên góp vốn vào tổ chức.
II. FDI là gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định thì FDI (viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2023).
III. Mức sở hữu vốn điều lệ nhà đầu tư nước ngoài tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, đối với công ty đại chúng thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước là 50%.
Bên cạnh đó, theo Điều 77 Luật Chứng khoán 2019 áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài lên tới 100%.
IV. Nhà đầu tư nước ngoài cần làm gì khi tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ FDI?
Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi:
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.
V. Khi nào tổ chức kinh tế là tổ chức FDI?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
"Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ."
Như vậy, trường hợp tổ chức kinh tế có cổ đông sở hữu tỷ lệ vốn điều lệ trên 50% vốn điều lệ từ nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế FDI.
VI. Quy định về thành lập tổ chức FDI
Căn cứ Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập tổ chức FDI như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
- Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
VII. Đặc điểm của các công ty FDI tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Trong đó, hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn là hình thức phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Mới 2023).
VIII. Quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam (VNĐ) theo mức vốn góp của nhà đầu tư được ghi nhận tại:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành);
- Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
- Hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
IX. Mọi người cùng hỏi
1. Nhà đầu tư là ai?
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đăng ký thành lập tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài ở đâu?
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tư và các Điều 29, 30 và 31 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
3. Thời hạn thành lập doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hạn thành lập doanh nghiệp là 03 ngày làm việc, thời hạn thành lập tổ chức kinh tế khác theo quy định tương ứng.
4. Lệ phí cần nộp khi thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài?
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Lệ phí là 0 đồng.
5. Điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng cần hỗ, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật ACC để nhận các dịch vụ tốt nhất. Rất hân hạnh phục vụ quý khách hàng!
Nội dung bài viết:
Bình luận