Trong thị trường đồng tiền yết giá có những biến động như hiện nay, tỷ giá là gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tỷ giá đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế cũng như các hoạt động công ty đa quốc gia. Mời bạn theo dõi bài viết Tỷ giá là gì? (cập nhật 2023) của ACC để hiểu rõ hơn.
1. Tỷ giá là gì?
Tỷ giá là gì? (cập nhật 2023)
Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá.
Hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch, có nghĩa là đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau.
Ví dụ: Tỷ giá giữa VND và USD sẽ được yết chính thức là USD/VND với ý nghĩa bao nhiêu đơn vị VND có thể đổi lấy một đơn vị USD.
2. Phân loại tỷ giá
Hiện nay, có nhiều cách để phân loại tỷ giá cho phù hợp, thông thường tỷ giá sẽ được chia ra dựa trên các yếu tố sau: Theo nghiệp vụ giao dịch, theo thị trường yết giá, theo kỳ hạn và theo mối quan hệ giữa các đồng tiền.
2.1 Theo nghiệp vụ giao dịch
- Tỷ giá mua: Là mức giá chủ thể được yết giá, họ sẵn sàng trả để mua vào một đơn vị đồng yết giá.
- Tỷ giá bán: là mức giá chủ thể sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để đổi lấy đồng tiền định giá.
Ngoài tỷ giá mua và bán còn có tỷ giá liên ngân hàng với sự tham gia của các ngân hàng thương mại với nhau.
2.2 Theo thị trường yết giá
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương) công bố áp dụng vào một thời gian nhất định.
- Tỷ giá thị trường: Được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường
Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị trường tồn tại song hành. Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này.
Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà có sự điều tiết tỷ giá của từng quốc gia, chẳng hạn tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường nhưng có những lúc lại lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.
2.3 Theo kỳ hạn
- Tỷ giá giao ngay: Là loại tỷ giá được áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.
- Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu tỷ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn thì tỷ giá thực hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết ban đầu.
2.4 Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền
Phân loại dựa theo mối quan hệ giữa các đồng tiền được xem là cách phân loại chuẩn nhất và quan trọng nhất, áp dụng cho những mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh về giá trong thương mại giữa các quốc gia. Mức tỷ giá giữa các đồng tiền là khác nhau, vì vậy trong quá trình tìm hiểu sức cạnh tranh giữa các mặt hàng hóa dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường dùng chỉ số tỷ giá để dễ so sánh với mục đích là quy về cùng một thời điểm gốc. Chỉ số tỷ giá bao gồm:
- Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương: Biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khác nhau. Mức tăng hay giảm của chỉ số này không phải đánh giá vào mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Chỉ số tỷ giá thực song phương: Chính là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.
3. Các tỷ giá được sử dụng hiện nay
3.1 Tỷ giá liên ngân hàng
Việc nắm bắt các yếu tố tỷ giá liên ngân hàng là một điều quan trọng đem đến nhiều lợi ích trong kinh doanh cũng như đầu tư. Chính vì thế mà các bạn cần nắm được tỷ giá liên ngân hàng là gì?
Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá được hình thành trên thị trường liên ngân hàng (thị trường giao dịch chỉ dành riêng chỉ các tổ chức, ngân hàng, doanh nghiệp cỡ lớn), đây là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng.
Quy chế của thị trường quy định tỷ giá mua bán giữa các ngân hàng trên thị trường này xoay quanh +/- % so với tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố. Thông thường thì các tỷ giá ngân hàng sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp làm tỷ giá hạch toán.
3.2 Tỷ giá ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ là một biến số quan trọng để xác định được tỷ giá ngoại tệ, tùy theo nhu cầu mà người ta lại quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ giá ngoại tệ. Vì vậy, bạn cần nắm được cách phân loại tỷ giá ngoại tệ trước khi tìm hiểu xem tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào.
Có 2 cách xác định tỷ giá ngoại tệ chính đó là:
- Xác định tỷ giá ngoại tệ trên cơ sở so sánh cân bằng sức mua
- Xác định tỷ giá ngoại tệ dựa trên cơ sở hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền
4. Câu hỏi thường gặp
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu
Giá tính thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề, được áp dụng cho tất cả các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần hiện tại.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Trên đây là bài viếtTỷ giá là gì? (cập nhật 2023). Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các ván đề pháp lý khác cần được tư vấn vui lòng liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận