Tỷ giá chính thức là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Tỷ giá chính thức là một thuật ngữ thường được bắt gặp trong các bản tin tài chính, trong các giao dịch, đàm phán với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Vậy Tỷ giá chính thức là gì và cần tìm hiểu những vấn đề nào xung quanh tỷ giá chính thức? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ những câu hỏi trên.

Tỷ Giá

1. Tỷ giá là gì

Trước khi tìm hiểu về tỷ giá chính thức, bạn đọc cần hiểu rõ khái niệm về tỷ giá.

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá.

Hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch, có nghĩa là đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau.

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

2. Phân loại tỷ giá

Có nhiều cách để phân loại tỷ giá cho phù hợp, thông thường tỷ giá sẽ được chia ra dựa trên các tiêu thức: Theo nghiệp vụ giao dịch, theo thị trường yết giá, theo kỳ hạn và theo mối quan hệ giữa các đồng tiền.

Tham khảo Thị trường ngoại tệ là gì? - Luật ACC

3. Tỷ giá chính thức là gì?

Phân loại tỷ giá theo thị trường yết giá sẽ có hai loại tỷ giá là tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường. Trong đó:

Tỷ giá chính thức là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương) công bố áp dụng vào một thời kỳ nhất định.

Còn tỷ giá thị trường được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường

Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị trường tồn tại song hành.

Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này. 

Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà có sự điều tiết tỷ giá của từng quốc gia, chẳng hạn tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường nhưng có những lúc lại lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.

4. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì?

Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi.

Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch vụ trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất.

Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): Đây là phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau.

Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity): Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan,

5. Các tỷ giá được sử dụng hiện nay:

Thông thường, tỷ giá hối đoái được báo giá bằng cách sử dụng từ viết tắt của đơn vị tiền tệ quốc gia mà nó đại diện. Ví dụ: từ viết tắt USD đại diện cho đô la Mỹ, trong khi EUR đại diện cho đồng euro. Để định giá cặp tiền tệ cho đồng đô la và đồng euro, nó sẽ là EUR / USD . Trong trường hợp của đồng yên Nhật, đó là USD / JPY , hoặc đô la sang yên. Tỷ giá hối đoái 100 có nghĩa là 1 đô la bằng 100 yên.

Thông thường, tỷ giá hối đoái có thể được thả nổi tự do hoặc cố định. Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do tăng và giảm do những thay đổi trên thị trường ngoại hối . Một tỷ giá hối đoái cố định được gắn với giá trị của một loại tiền tệ khác. Ví dụ, đồng đô la Hồng Kông được chốt với đô la Mỹ trong phạm vi từ 7,75 đến 7,85. 2 Điều này có nghĩa là giá trị của đô la Hồng Kông so với đô la Mỹ sẽ vẫn nằm trong phạm vi này. 

Tỷ giá hối đoái có thể có cái được gọi là tỷ giá giao ngay, hoặc giá trị tiền mặt, là giá trị thị trường hiện tại. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái có thể có một mong giá trị, mà là dựa trên kỳ vọng đối với đồng tiền để tăng hay giảm so với giá giao ngay của nó.

Giá trị tỷ giá kỳ hạn có thể dao động do những thay đổi về kỳ vọng đối với lãi suất tương lai ở một quốc gia so với quốc gia khác. Ví dụ, giả sử rằng các nhà giao dịch có quan điểm rằng khu vực đồng euro sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ so với Hoa Kỳ Trong trường hợp này, các nhà giao dịch có thể mua đồng đô la so với đồng euro, dẫn đến giá trị của đồng Euro giảm.

Tỷ giá hối đoái cũng có thể khác nhau đối với cùng một quốc gia. Một số quốc gia đã hạn chế tiền tệ, hạn chế trao đổi của họ trong biên giới của các quốc gia. Trong một số trường hợp, có một tỷ lệ trong nước và một tỷ lệ ngoài khơi. Nói chung, tỷ giá hối đoái thuận lợi hơn thường có thể được tìm thấy trong biên giới của một quốc gia so với bên ngoài biên giới của quốc gia đó. Ngoài ra, một loại tiền bị hạn chế có thể có giá trị của nó do chính phủ quy định.

Trung Quốc là một ví dụ điển hình về một quốc gia có cơ cấu tỷ giá này. Ngoài ra, nhân dân tệ của Trung Quốc là một loại tiền tệ được kiểm soát bởi chính phủ. Mỗi ngày, chính phủ Trung Quốc đặt giá trị trung điểm cho tiền tệ, cho phép đồng nhân dân tệ giao dịch trong biên độ 2% từ điểm giữa.

Thực tế, cách phân loại cũng đã biểu thị về các loại tỷ giá được sử dụng hiện hành, cách phân loại có thể có những ý nghĩa khác nhau, đồng thời cũng cơ cơ chế áp dụng khác nhau, tuy nhiên bản chất của tỷ giá là không thay đổi. Người ta thường nhắc đến tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định như những loại tỷ giá điển hình.

6. Câu hỏi thường gặp

Tỷ giá chính thức là tỷ giá?

Tỷ giá chính thức là một loại tỷ giá được phân loại theo thị trường yết giá. Bao gồm hai loại tỷ giá là tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường.

Mối quan hệ giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường?

Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị trường tồn tại song hành.

Vai trò của tỷ giá chính thức?

Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này.

Chưa bao giờ nhu cầu tìm hiểu kiến thức tài chính lại cao như hiện nay, thông qua những thông tin mà bài viết cung cấp, chúng tôi đã giới thiệu về tỷ giá chính thức cũng như những vấn đề liên quan. Quý khách hàng gặp khó khăn, trong việc tìm hiểu kiến thức về đầu tư tài chính thì hãy liên hệ với chúng tôi.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo