Trong việc áp dụng, sử dụng pháp luật có nhiều trường hợp cần đề tương trợ tư pháp. Vậy tương trợ tư pháp là gì? Qúy khách hàng hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về tương trợ tư pháp thông qua bài viết sau đây.
tương trợ tư pháp là gì
Căn cứ pháp lý
Luật Tương trợ tư pháp 2007
1. Tương trợ tư pháp là gì?
Tương trợ tư pháp được hiểu là hình thức mà các quốc gia khác nhau cùng tham gia hiệp định tương trợ tư pháp sử dụng để trao và nhận sự giúp đỡ chính thức mang tầm quốc gia về việc sư dụng, áp dụng pháp luật như dân sự, hình sự,...
2. Phạm vi tương trợ tư pháp
2.1 Tương trợ tư pháp về dân sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa nước ta và các quốc gia khác gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ;
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
2.2 Tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta và nước ngoài bao gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Trao đổi thông tin;
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
3. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp
3.1 Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc yêu cầu phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự.
3.2 Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định pháp luật.
Trên đây là những thông tin về nội dung tương trợ tư pháp là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận