Tư vấn pháp luật y tế

Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn dân. Bên cạnh các vấn đề về kinh tế, văn hóa – xã hội,… y tế cũng là một trong các ngành được chú trọng hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành khốc liệt như hiện nay. Từ lâu, Pháp luật về y tế đã ra đời như một hệ quy chiếu để kiểm soát, nâng cao chuẩn mực, chất lượng ngành y tế. Hiểu được sứ mệnh này, đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật về y tế ACC ra đời nhằm tư vấn một cách minh thị nhất về các chế định liên quan để khách hàng nắm rõ.

1. Tư vấn pháp luật về y tế

Luật sư tư vấn pháp luật y tế của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp toàn bộ thắc mắc phát sinh liên quan đến lĩnh vực y tế sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 
  • Quy định chuyên môn kỹ thuật; Điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 
  • Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; 
  • Sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; 
  • Bồi thường trong lĩnh vực y tế;
  • Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế;

Để khách hàng có thể hiểu một cách sâu sắc, tường tận, Công ty Luật ACC không chỉ hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật trong lĩnh vực y tế mà còn đưa ra những lời khuyên, những giải pháp hữu ích bởi đội ngũ tư vấn nhiều năm kinh nghiệm để giúp khách hàng giải quyết triệt để vấn đề gặp phải.

2. Những nội dung chính khi tư vấn pháp luật về y tế

2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khám bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Khi tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật, đối tượng tham gia thường quan tâm đến quyền lợi mà mình nhận được cũng như những nghĩa vụ phải chấp hành theo tinh thần của pháp luật hiện hành. Một khi không hiểu rõ rất dễ dẫn đến tình trạng lợi ích không được đảm bảo một cách đầy đủ, làm những điều pháp luật cấm hay không làm những điều pháp luật buộc phải làm. 

Vậy, khi tham gia vào pháp luật y tế cần chú ý điều gì? 

Ba nhóm đối tượng được Luật khám bệnh, chữa bệnh điều chỉnh gồm: (i) Người chữa bệnh, (ii) Người khám bệnh, chữa bệnh; (iii) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó

  • Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
  • Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Vậy quyền và nghĩa vụ của mỗi nhóm đối tượng này được quy định như thế nào? Chế tài khi không tuân thủ quy định về nghĩa vụ ra sao?,… hãy đến với Công ty Luật ACC để được tư vấn một cách tường tận, nhiệt tình nhất.

2.2 Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh mở Cơ sở khám chữa bệnh một cách hợp pháp

** Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề:

Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và có giá trị trong phạm vi cả nước.

Sáu đối tượng được xin cấp chứng chỉ hành nghề gồm: 

  • Bác sỹ, y sỹ; 
  • Điều dưỡng viên; 
  • Hộ sinh viên; 
  • Kỹ thuật viên; 
  • Lương y; 
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 

Một trong những vấn đề người mong muốn hành nghề trong lĩnh vực y tế rất quan tâm là điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Vì đây được coi là tiền đề, là điều kiện cần và đủ để được tham gia khám chữa bệnh ở Việt Nam. Vậy để được cấp chứng chỉ hành nghề cần đáp ứng những điều kiện gì? Các điều kiện này giống và khác nhau như thế nào nếu đối tượng hành nghề là người Việt Nam, Người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài? Cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp lại chứng chỉ hành nghề? Thầm quyền cấp chứng chỉ? … Tất cả những vấn đề này đều nằm trong nội dung tư vấn pháp luật y tế khi khách hàng tìm đến dịch vụ tư vấn chuyên sâu của ACC.

** Điều kiện hoạt động của một cơ sở khám chữa bệnh:

Hiện nay, có rất nhiều hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau. Mỗi loại hình cơ sở lại có những điều kiện đặc thù riêng cần phải đáp ứng để được thành lập và gia nhập thị trường khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, điều kiện sơ khai, cơ bản nhất là: 

  • Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; 
  • Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp. 

Một lưu ý là dù có giấy phép hoạt động rồi nhưng để được đi vào hoạt động, cơ sở đó vẫn phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác. Điều này tương đối phức tạp, đây cũng là lý do khi muốn đưa một cơ sở khám chữa bệnh vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh thường tìm đến luật sư để được tư vấn.  

Bên cạnh đó, một số vấn đề phát sinh khiến những người hoạt động trong lĩnh vực y tế nói chung và những người hoạt động khám, chữa bệnh nói riêng cần tư vấn đó là: Hồ sơ cần thiết để đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh; Các trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động; …

2.3 Bảo hiểm y tế: 

Hiện nay, hầu hết mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế như một hình thức bắt buộc. Khi tham gia bảo hiểm y tế, không ít người thắc mắc về vấn đề “Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục”, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở câu chuyện thắc mắc vì không phải ai cũng hiểu biết tường tận để đảm bảo quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng.

Ở đây có hai khái niệm cơ bản cần phải hiểu:

Thứ nhất, thời gian tham gia y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước, nếu gián đoạn không quá ba tháng thì vẫn được tính là liên tục. Thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 05 năm liên tục sẽ được in trực tiếp lên thẻ bảo hiểm, mọi người có thể dễ dàng kiểm tra thông tin trên thẻ. 

Thứ hai, chi phí đồng chi trả là khoản tiền người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm hiểm xã hội theo tỷ lệ % tùy theo loại thẻ. 

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm y tế gồm 03 điều kiện:

  • Tham gia bảo hiểm y tế đủ 05 năm liên tục;
  • Khám; chữa bệnh đúng tuyến;
  • Tiền đồng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (từ thời điểm đủ 05 năm liên tục).

Vậy, để nắm được mức đóng, phương thức đóng, quyền lợi cũng như cách thức để được hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục hãy liên hệ đội ngũ tư vấn pháp luật y tế của Công ty ACC. 

2.4 Khiếu nại, yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực y tế:

Bất cứ khi nào sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người dân đều đặt rất nhiều niềm tin vào các chuyên gia y tế, những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cũng như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 

Tuy nhiên, thật không may nếu như có những sai lầm xảy ra do hậy quả của sự thiếu sót y khoa. Đội ngũ tư vấn pháp luật y tế của Công ty ACC cam kết hỗ trợ thỏa đáng nhất cho quý khách hàng. Bởi lẽ, đội ngũ luật sư, chuyên gia của chúng tôi có kinh nghiệm xử lý các trường hợp sơ xuất về y tế, bồi thường thiệt hại do chẩn đoán, điều trị sai, bảo vệ thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư, giúp giải quyết khiếu nại và có câu trả lời về khoản tiền bồi thường xứng đáng một cách chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

3. Kênh hỗ trợ tư vấn luật kinh tế

Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về y tế vui lòng liên hệ Công ty luật ACC thông qua các kênh hỗ trợ sau:

Email: [email protected]

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Công ty luật ACC với hệ thống văn phòng luật sư chuyên nghiệp trên toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm cam kết hỗ trợ thỏa đáng và làm hài lòng quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về y tế.

4. Những câu hỏi thường gặp khi tư vấn pháp luật y tế

 4.1 Được hưởng quyền lợi gì khi tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục?

Khi người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi chi trả quỹ BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật BHYT sửa đổi 2014 và Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định về mức hưởng BHYT đối với người có thời gian tham gia BHYT liên tục.

4.2 Thông tuyến tỉnh thẻ BHYT là gì? Trường hợp nào được áp dụng?

Gần đây, vấn đề thông tuyến tỉnh thẻ BHYT rất được quan tâm, ACC cũng nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này và xin được giải đáp như sau:

Căn cứ Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì từ ngày 01/01/2021 người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được chi trả chi phí điều trị nội trú như đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Nói cách khác, người sử dụng thẻ BHYT có nơi khám, chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến huyện không cần phải có Giấy chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị nội trú như hiện nay. Đây gọi là “thông tuyến tỉnh thẻ BHYT”.

Tuy nhiên, cần lưu ý, việc thông tuyến tỉnh thẻ BHYT chỉ áp dụng với người có thẻ BHYT điều trị nội trú theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp người bệnh tự đi khám ngoại trú, sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh.

4.3 Những đối tượng nào phải tham gia BHYT?

Theo quy định tại Điều 12 Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Lưu ý: Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau nêu trên thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự kể trên.

4.4 Mức đóng BHYT hiện hành là bao nhiêu?

Tùy từng nhóm và các đối tượng cụ thể mà mức đóng BHYT giữa những người tham gia sẽ là khác nhau.

Trường hợp người thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình mức đóng sẽ là:

  • Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Trường hợp người thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, mức đóng sẽ là:

Mức đóng BHYT của người lao động

=

1,5%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHYT của người sử dụng lao động

=

3%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo