Dịch vụ tư vấn pháp luật trẻ em uy tín - chuyên nghiệp 2024

Trẻ em đang là đối tượng hàng đầu được xã hội quan tâm. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì trẻ em Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự bảo vệ. Hiểu được điều này, Công ty luật ACC xin được tư vấn pháp luật trẻ em đến với khách hàng qua việc cung cấp một số thông tin pháp lý cơ bản qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Tư vấn về luật trẻ em

Trẻ em được pháp luật Việt Nam bảo vệ qua  rất nhiều văn bản pháp luật, trong nội dung tư vấn pháp luật trẻ em, chúng tôi xin được tư vấn đến quý khách hàng những điều cơ bản về luật trẻ em tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại Luật Trẻ em năm 2016

  • Phạm vi trẻ em được luật này bảo vệ là trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Những hành vi bị nghiêm cấm có thể lấy ví dụ như: nghiêm cấm hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em; nghiêm cấm các hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, bắt cóc, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, lạm dụng, bạo lực, bóc lột trẻ em,...
  • Luật Trẻ em 2016 bên cạnh việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em thì còn đề cập đến các vấn đề khác như bổn phận của các em, các cấp độ chăm sóc, bảo vệ thay thế cho trẻ, trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em…

Thứ hai, tại Bộ luật Dân sự năm 2015

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến trẻ em như: quyền được khai sinh, quyền xác định lại dân tộc quyền được có họ, tên; bảo vệ quyền nhân thân đối với trường hợp trẻ em xác định được cha, mẹ. 
  • Ngoài ra, bộ luật này còn xác định năng lực hành vi dân sự trong một số giao dịch dân sự của trẻ em.

Thứ ba, tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

  • Bộ luật này thể hiện sự bảo vệ trẻ em bằng việc đưa ra các quy định về quyền khởi kiện để xác định cha, mẹ cho con đối với trẻ em là người chưa thành niên trong trường hợp trẻ em bị cha, mẹ chối bỏ hoặc bị thất lạc cha mẹ.
  • Bên cạnh đó, Bộ luật cũng có quy định về người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia tố tụng sẽ được thực hiện thông qua người đại diện hay trẻ được tự mình khởi kiện đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động mà mình tham gia hoặc từ giao dịch bằng tài sản riêng mà mình đã xác lập.

Thứ tư, tại Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật này đã có những quy định đối với trẻ em như: 

  • Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi làm việc, trừ những nghề và công việc được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
  • Cấm sử dụng người lao động là trẻ em với những công việc nguy hiểm, nặng nhọc hoặc tiếp xúc với các chất độc hại,…

Thứ năm, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật này đưa ra những quy định để bảo vệ quyền của trẻ em như:

  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật;
  • Con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng hay con từ 7 tuổi trở lên sẽ được lựa chọn cha hoặc mẹ để sống chung khi cha mẹ ly hôn,…

Thứ sáu, tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Đây là văn bản pháp luật đưa ra những quy định rõ ràng và quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em, cụ thể bộ luật này đã quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi sau: 

  • Hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
  • Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
  • Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  • Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi;
  • Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; 
  • Mua dâm người dưới 18 tuổi;
  • Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  • Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm;
  • Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ,…

Thứ bảy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

  • Thủ tục tố tụng được áp dụng đối trẻ em phạm tội là một thủ tục đặc biệt. Việc quy định về thủ tục này để trẻ em không bị ảnh hưởng về tâm lý cũng như đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ.
  • Theo đó, Bộ luật này đã đưa ra một số quy định như: Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục; bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng;...

2. Tư vấn luật về quyền trẻ em

Một trong những vấn đề trong nội dung Tư vấn pháp luật trẻ em được nhiều người quan tâm  là Tư vấn luật về quyền trẻ em, bởi vậy chúng tôi xin được chia sẻ đến quý khách hàng những thông tin pháp lý  liên quan đến nội dung này, cụ thể như sau:

Về quyền sống còn: xuất phát từ việc các quy định để bảo vệ cho sức khỏe của phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh đẻ và chăm con, quyền sống còn của trẻ em được quy định trong Hiến pháp Việt Nam 2013. 

Quan điểm này cũng được Luật trẻ em 2016 quy định. Trẻ em có quyền được phát triển toàn diện phụ thuộc vào việc được chăm sóc sức khỏe, từ khi sinh ra đến khi trường thành.

Về quyền được bảo vệ: việc quy định về quyền này tạo ra một hàng rào pháp lý đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống và phát triển của trẻ em, bao gồm các quyền cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất, quyền được có quốc tịch theo Luật quốc tịch năm 2014;
  • Thứ hai, quyền được thừa kế theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015; 
  • Thứ ba, quyền được khai sinh và các quyền dân sự theo quy định trong Bộ Luật Dân sự. 
  • Thứ tư, quyền được miễn trách nhiệm hình sự tội ít nghiêm trọng đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với người chưa thành niên phạm tội sẽ không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình,... theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015. 

Về quyền được tham gia: quyền này đã được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

  • Luật trẻ em 2016: trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan đến mình;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: người nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của đứa trẻ, quy định việc xác định cha hoặc mẹ của người nuôi con đủ 9 tuổi phải xem xét đến nguyện vọng của đứa trẻ; 
  • Bộ Luật Dân sự 2015: trẻ em từ 6 đến 18 tuổi được tự quyết khi tham gia các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày;....

Về quyền được phát triển: quyền này được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam như Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Với quan điểm sự phát triển của trẻ em được tác động bởi yếu tố quan trọng là gia đình. 

3. Như thế nào là vi phạm về luật trẻ em?

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu hành vi vi phạm về luật trẻ em là những hành vi gây tổn hại đến thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm,… của trẻ em, dưới các hình thức như: bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em hoặc ác hình thức gây tổn hại khác theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý thế nào khi vi phạm về luật trẻ em?

Tùy theo mức độ và tính chất của các hành vi vi phạm pháp luật trẻ em cũng như hậu quả mà hành vi đó gây ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt theo một trong hai hình thức sau đây:

  • Xử phạt vi phạm hành chính;
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cao, có dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với một số tội về trẻ em theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

5. Làm thế nào để tố cáo hành vi vi phạm luật trẻ em?

Khi xét thấy trẻ em bị xâm phạm bởi những hành vi nêu trên, bạn cần gửi đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết như Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Công an gần nhất.

Trong trường hợp hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cao, có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Bạn có thể mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em. Khi có sự tư vấn của Luật sư, bạn sẽ được hỗ trợ tối đa trong các vấn đề sau đây:

  • Tư vấn pháp luật về những vấn đề liên quan đến vụ án để từ đó đưa ra những nhận định pháp lý và luận cứ để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích khách hàng;
  • Thu thập tài liệu chứng cứ để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích khách hàng;
  • Hướng dẫn khách hàng cách thức viết đơn, lời khai để làm rõ được những hành vi tội phạm của bị can, bị cáo;
  • Tham gia các phiên tòa xét xử với tư cách là Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

6. Phải làm gì khi bị tố cáo về hành vi vi phạm luật trẻ em?

Trong trường hợp bị tố cáo về các hành vi vi phạm luật trẻ em. Bạn cần nhờ đến sự tư vấn của các Luật sư tư vấn để xác định được hành vi của mình có thuộc một trong các hành vi vi phạm luật trẻ em hay không?

Trong trường hợp, hành vi của bạn có tính chất và mức độ nguy hiểm có khả năng bị xác định là cấu thành tội phạm. Bạn cần có Luật sư để bảo vệ cho mình và giúp bạn đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. 

7. Dịch vụ tư vấn pháp luật trẻ em của công ty luật ACC

Qua nội dung tư vấn pháp luật trẻ em nêu trên có thể thấy được những vấn đề pháp lý tác động lên trẻ em là rất rộng. Bởi vậy, khi có những thắc mắc cần được tư vấn về các vấn đề liên quan đến nội dung này thì việc tìm một công ty luật uy tín là vấn đề cần được cân nhắc.

Công ty luật ACC với đội ngũ luật sư, nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật trẻ em cùng sự tận tâm trong công việc sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng về những nội dung liên quan đến vấn đề này đồng thời hỗ trợ cùng khách hàng đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

8. Những câu hỏi thường gặp khi tư vấn luật trẻ em

Người trong độ tuổi nào thì được coi là Trẻ em? 

  • Trẻ em là người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016.

Trẻ em có quyền về tài sản như thế nào?

  • Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Điều 20 Luật Trẻ em 2016.

Khi xét thấy có hành vi xâm hại đến trẻ em, cần nộp đơn tố cáo đến cơ quan nào?

  • Khi xét thấy có hành vi xâm hại đến trẻ em, bạn cần nộp đơn tố cáo đến cơ quan Công an.

Những hành vi xâm hại đến trẻ em có thể cấu thành tội phạm khi nào?

  • Trong trường hợp hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cao, có thể cấu thành tội phạm khi có dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với một số tội về trẻ em theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp khách hàng nắm rõ hơn về dịch vụ tư vấn luật trẻ em của công ty luật ACC. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo