Dịch vụ tư vấn pháp luật công đoàn hàng đầu

Có thể nói, sự ra đời của pháp luật công đoàn là một trong những điểm sáng của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của công nhân và người lao động. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ đưa đến dịch vụ tư vấn pháp luật công đoàn với những nội dung chính sau:

1. Pháp luật công đoàn quy định những vấn đề gì?

Công đoàn là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp và có vị trí quan trọng trong quá trình làm việc của người lao động Việt Nam.

Điều 2, Luật Công đoàn năm 2012 quy định về phạm vi điều chỉnh của luật công đoàn. Theo đó, pháp luật công đoàn quy định về:

- Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;

- Chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn;

- Quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn;

- Bảo đảm hoạt động của Công đoàn;

- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

2. Vì sao cần phải tư vấn luật công đoàn

- Vì luật công đoàn điều chỉnh về việc bảo vệ quyền lợi của công nhân và người lao động, một trong những lực lượng chính và phổ biến, nhân lực sống của nền kinh tế Việt Nam, do đó, cần nắm rõ để biết về quyền, nghĩa vụ của mình. Giải quyết được những trường hợp trong quá trình làm việc, bị làm hại nhưng không biết và để mình bị thiệt thòi

- Hiểu biết về Luật Công đoàn là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc bởi công đoàn là tổ chức tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Nội dung tư vấn pháp luật của công đoàn

Với Luật công đoàn, các nội dung tư vấn bao gồm:

- Tư vấn về quyền và trách nhiệm của công đoàn, gồm: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật; Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;…

- Tư vấn về quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, gồm: Quyền của đoàn viên công đoàn khi bị xâm phạm,…; Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn trong làm việc, học tập,…

- Tư vấn về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn, cụ thể như:

Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn: Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;…

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn: Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị; hừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn về những bảo đảm của hoạt động công đoàn như: Bảo đảm về tổ chức, cán bộ; Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn; Bảo đảm cho cán bộ công đoàn; Tài chính công đoàn; Tài sản công đoàn;…

- Tư vấn về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn

4. Dịch vụ tư vấn pháp luật công đoàn của Công ty Luật ACC

Công ty luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ tư vấn cho các bạn về pháp luật công đoàn. Để thuận tiện cho việc sử dụng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng đối tượng, ACC chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động của công đoàn với những nội dung được đề cấp ở trên

Các lợi ích quý khách nhận được khi đến với Luật ACC bao gồm:

- ACC có đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm sẽ đưa đến dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách tận tình, chu đáo nhất.

- ACC có uy tín trong thời hạn giải quyết hồ sơ, thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng.

- ACC có chi phí làm việc hợp lý và linh hoạt trong mọi tình huống, tùy từng đối tượng sẽ có chi phí khác nhau nhưng cơ bản phù hợp với chi phí mặt bằng chung, cạnh tranh nhất.

- ACC làm việc hầu hết vào giờ hành chính nhưng nếu như cần tư vấn vào khoảng thời gian này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ những yêu cầu về pháp công đoàn

Khi có nhu cầu, , hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

-     Tư vấn pháp lý: 1900.3330

-     Zalo: 084.696.7979

-     Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo