Tư vấn luật phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, góp phần đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại cho bản thân và xã hội. Luật phòng cháy chữa cháy ra đời nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước cũng như đề cao trách nhiệm của toàn dân trong nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Trong phạm vi bài viết, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức pháp luật cơ bản về phòng cháy chữa cháy.

 

  • Nội dung tư vấn phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung 2013 (Luật PCCC) là văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh các hoạt động phòng cháy, chữa cháy.  Dưới đây là một số vấn đề cơ bản mà dịch vụ tư vấn luật phòng cháy chữa cháy của Công ty Luật ACC cung cấp cho quý khách hàng:

  • Tư vấn về trách nhiệm của công dân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy;
  • Tư vấn về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy;
  • Tư vấn về chứng nhận phòng cháy chữa cháy;
  • Tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy;
  • Tư vấn về xử phạt hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy,

...

Nếu có nhu cầu tư vấn về các vấn đề khác hay các tình huống pháp lý cụ thể,hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn phòng cháy chữa cháy của chúng tôi.

  • Tư vấn pháp luật phòng cháy chữa cháy

  • Trách nhiệm của công dân trong nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Hàng năm trên cả nước xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây hậu quả thương tâm về người và của. Phòng cháy chữa cháy không chỉ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các lực lượng phòng cháy chữa cháy mà là nhiệm vụ của toàn dân.

Đối với hoạt động phòng cháy, Điều 5 Luật PCCC quy định như sau: Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. Ngoài ra, công dân phải nghiêm túc chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng...

Đối với hoạt động chữa cháy, khoản 1 Điều 33 Luật PCCC, khi phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

  • Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Trước tiên, cần phân biệt giữa “tiêu chuẩn” và “quy chuẩn”: Căn cứ theo Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, “tiêu chuẩn” là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá. Còn “quy chuẩn” là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý. 

Trong nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cũng có những tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng biệt cần tuân thủ nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động, bảo vệ an toàn xã hội và giảm thiểu tối đa thiệt hại xảy ra. Điều 8 Luật PCCC quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn trong phòng cháy và chữa cháy như sau:

Thứ nhất, về việc áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam: 

  • Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng bắt buộc;
  • Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy;

Thứ hai, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  •  Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.
  • Xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy.

  1. Các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Nguyên nhân phổ biến của các vụ hỏa hoạn là do sự bất cẩn của các cá nhân; các tổ chức trong quá trình kinh doanh không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. Nhằm giảm thiểu tình trạng này, pháp luật quy định một số trường hợp cần thực hiện thủ tục xin cấp phép về phòng cháy chữa cháy trước khi tiến hành kinh doanh, xây dựng bởi đặc thù tập trung nhiều người ở, nhiều người đi lại hay do thiết kế gây khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, một số dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, như:

  • Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
  • Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
  •  Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • ...
  1. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy 

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Thông tư 66/2014/TT-BCA, những giấy tờ cần chuẩn bị để đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu,
  • Phương án chữa cháy,
  • Văn bản thẩm duyệt, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy,
  • Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở,
  • Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người cơ sở đã trang bị.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo luật định, các bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và chờ xét duyệt hồ sơ.

  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Khoản 1 Điều 9a Luật PCCC quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà phải đáp ứng một số điều kiện theo luật định thì mới được xem xét cấp phép kinh doanh. Theo quy định hiện hành, kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm các ngành nghề sau:

  • Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
  • Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
  • Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

Để được phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9a Luật PCCC:

  • Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;
  • Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh

Hai điều kiện nêu trên được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi. Theo đó, từng hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy khác nhau sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau.

Chúng tôi xin lấy ví dụ về điều kiện kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy, phải đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

  • Điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật: phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
  • Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy còn lại, bạn đọc vui lòng tham khảo quy định trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tư vấn chuyên sâu hơn, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn luật phòng cháy chữa cháy của ACC.

  • Xử phạt hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy.

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, theo đó, mọi người cần nghiêm túc, chủ động chấp hành quy định pháp luật, những hành vi vi phạm pháp luật phòng cháy chữa cháy sẽ phải chịu chế tài xử phạt thích đáng.

Theo quy định tại Điều 63 Luật PCCC về xử lý vi phạm: Bất kỳ cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy hay chủ thể, cơ quan có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chữa cháy thì tùy theo mức độ của hành vi có thể bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thêm vào đó, nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại vì phải bồi thường.

  • Những câu hỏi thường gặp liên quan đến luật phòng cháy chữa cháy

Câu 1: Chế độ, chính sách với người tham gia chữa cháy được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Luật PCCC và khoản 1 Điều 34  Nghị định 136/2020/NĐ-CP, người tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng về vật chất, cụ thể:

  • Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
  •  Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
  • Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;

Trường hợp bị tổn hại sức khỏe, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động. 

Trường hợp bị chết được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.

Câu 2: Hành vi báo cháy giả bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:  Báo cháy giả không chỉ gây phiền toái cho mọi người mà còn mất niềm tin của mọi người vào hệ thống báo cháy, gây ra hậu quả khôn lường khi có hỏa hoạn thật sự. Theo quy định tại Điều 13 LPCC, hành vi báo cháy giả là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. 

Về chế tài xử phạt, theo điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi báo cháy giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 02 triệu đồng - 05 triệu đồng.

Câu 3: Không báo cháy có bị xử phạt không?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, phòng cháy chữa cháy la nhiệm vụ của toàn dân. Thêm vào đó, không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật PCCC. Theo đó, nếu không báo cháy khi có điều kiện báo cháy sẽ chịu chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:

 - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy.

Câu 4: Sử dụng điện thoại di động trong trạm xăng có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Trong các bãi đổ xăng thường xuất hiện biển cấm sử dụng điện thoại do khả năng gây cháy nổ của sóng điện thoại khi gặp hơi xăng, dầu. Nếu sử dụng thiết bị di động trong trạm xăng có thể bị xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

  •  Luật sư tư vấn phòng cháy chữa cháy- Công ty Luật ACC

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm thực tế với thái độ làm việc chuyên nghiệp, ACC cam kết cung cấp cho quý khách dịch vụ tư vấn luật phòng cháy chữa cháy một cách đầy đủ, chính xác nhất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng. 

Nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hơn về các vấn đề mà bài viết đề cập hoặc bất cứ có bất kỳ vướng mắc nào trong hoạt động phòng cháy chữa cháy , hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.333
  • Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo