Tư vấn luật môi trường

Hệ thống luật về môi trường ở Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với những điều kiện trong tình hình mới. Tuy nhiên, hạn chế trong việc tiếp cận pháp luật và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường đang là thách thức lớn với các cơ quan, ban ngành. Thực hiện sứ mệnh mang pháp luật đến gần hơn với khách hàng, công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn luật môi trường được thực hiện bởi đội ngũ luật sư tâm huyết và giàu kinh nghiệm.    

1. Khái quát về tư vấn luật môi trường

   1.1 Môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường

** Định nghĩa môi trường:

Môi trường được hiểu là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Tuy nhiên, chủ yếu bởi sự tác động xấu của con người mà môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

** Sự cần thiết để bảo vệ môi trường:

Vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng đặt ra những thách thức cho các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường định nghĩa hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

1.2 Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
  • Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
  • Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
  • Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
  • Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai. Mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều là một phần tử quan trọng trong chiến dịch bảo vệ môi trường.

1.3 Những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ môi trường

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày và trong hoạt động sản xuất kinh doanh bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây:

  • Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
  • Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

    2. Tư vấn chính sách mới luật môi trường

Hiện hành, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đang được áp dụng. Tuy nhiên, Luật này sẽ chính thức hết hiệu lực từ 01/01/2022, thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó, một trong những nội dung mới đáng chú ý là sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng:

Theo Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 03 loại cơ bản sau: 

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; 
  • Chất thải thực phẩm; 
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải phát sinh thay vì theo cơ chế “cào bằng” như hiện nay. Cụ thể, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán sẽ được tính theo 03 căn cứ sau:

  • Phù hợp với quy định của pháp luật về giá; 
  • Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại; 
  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Đáng lưu ý, theo quy định mới nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác. Đồng thời, việc thu phí xử lý rác sinh hoạt phải được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024.

     3. Liên hệ hỗ trợ tư vấn luật môi trường

Nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật môi trường, hỗ trợ và giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan, tổ chức giải quyết các vấn đề về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tư vấn luật môi trường sau đây:

- Hỗ trợ thực hiện hồ sơ về môi trường;

- Giải đáp những thắc mắc, yêu cầu pháp lý về môi trường;

- Cung cấp kiến thức, cập nhập chính sách mới về môi trường;

- Tư vấn luật về môi trường;

-...

Để đáp ứng nhu cầu tư vấn luật môi trường, Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua một số hình thức như: tin nhắn; facebook; zalo; email. Qúy khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ thông qua:

Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tư vấn luật môi trường hay kể cả những vấn đề pháp lý khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức nêu trên. Những vướng mắc về luật môi trường nói riêng và pháp lý nói chung của bạn sẽ được các luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

          4. Những câu hỏi thường gặp khi tư vấn môi trường

   4.1 Có hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý thế nào?

Theo quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài hình thức xử phạt chính, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

   4.2 Bỏ rác không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành (Nghị định 155/2016/NĐ-CP):

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ hành vi vứt thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường… (Từ ngày 10/7/2021, mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng)

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố. (Từ ngày 10/7/2021, mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng)

     4.3 Mức độ truy cứu TNHS doanh nghiệp có hành vi xả thải ra môi trường là gì?

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, quy định về "Tội gây ô nhiễm môi trường", doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền: Từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại);
  • Tạm đình chỉ hoạt động: Thời hạn từ 06 tháng đến 36 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Doanh nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

    4.4 Doanh nghiệp cần có những hồ sơ môi trường nào?

Hồ sơ môi trường là các hồ sơ liên quan đến các vấn đề môi trường của các doanh nghiệp, được lập ra để giám sát, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường như đã cam kết.

** Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, hồ sơ môi trường gồm:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hay còn gọi là ĐTM);
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường.

** Đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, hồ sơ môi trường gồm:

Doanh nghiệp chưa lập hồ sơ môi trường trước khi đi vào hoạt động nêu trên phải tiến hành lập một trong hai hồ sơ sau:

  • Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (áp dụng cho trường hợp chưa lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
  • Đề án bảo vệ môi trường đơn giản (áp dụng cho trường hợp chưa lập hồ sơ Kế hoạch BVMT)

** Hồ sơ môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:

Những hồ sơ môi trường bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

  • Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ;
  • Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải;
  • Giấy phép xả thải;
  • Hồ sơ khai thác nước ngầm;
  • Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (Báo cáo hoàn thành ĐTM);
  • Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT).

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo