Tư vấn luật kinh tế

Luật kinh tế ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế một cách hợp pháp. Theo đó, luật kinh tế là một hệ thống pháp luật bao gồm rất nhiều các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,… Như vậy, khi tư vấn luật kinh tế ACC không chỉ tư vấn một chế định luật riêng biệt mà tư vấn một loạt các luật liên quan kể trên. 

  1.Tư vấn luật kinh tế

Luật sư tư vấn luật kinh tế của ACC sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến các vấn đề sau đây:

+ Tư vấn luật doanh nghiệp với các nội dung về thành lập doanh, hoạt động doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp;

+ Tư vấn luật thương mại với các nội dung về hoạt động mua bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ, hợp đồng thương mại;

+ Tư vấn sở hữu trí tuệ;

+ Tư vấn pháp luật về thuế,…

Nhằm giúp khách hàng đầu tư kinh doanh hiệu quả, Công ty luật ACC không chỉ hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ tư vấn về các giải pháp đầu tư kinh doanh, chính sách kinh tế cho doanh nghiệp bởi đội ngũ tư vấn kinh doanh có nhiều kinh nghiệm.

  2.Những nội dung chính khi tư vấn luật kinh tế

2.1 Tư vấn thành lập doanh nghiệp:

** Lựa chọn doanh nghiệp để thành lập:

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu để nhà đầu tư gia nhập vào thị trường. Doanh nghiệp là công cụ, phương tiện để nhà đầu tư thông qua đó thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh. Vậy, làm thế nào để thành lập doanh nghiệp? Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để tiến hành gia nhập thị trường? 

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư cần đánh giá chính xác năng lực tài chính; nhu cầu kinh doanh; số lượng thành viên doanh nghiệp;… Đồng thời, nhà đầu tư phải nắm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế của từng loại hình theo quy định của pháp luật hiện hành. Để hiểu rõ những vấn đề này nhà đầu tư cần tìm đến các công ty luật, văn phòng luật sư kinh tế để được các luật sư tư vấn luật kinh doanh đề xuất các lựa chọn phù hợp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư được lựa chọn doanh nghiệp theo 4 loại hình sau đây:

  1. Doanh nghiệp tư nhân;
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  3. Công ty hợp danh;
  4. Công ty cổ phần.

Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng tùy vào nhu cầu và khả năng của mình mà nhà đầu tư sẽ chọn loại hình phù hợp để khi gia nhập thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất.

** Những ai có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp:

Một điều đáng lưu ý là không phải ai cũng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, những đối tượng sau không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp:

(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

(2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);

(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

(6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;

(Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh).

(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2.2 Tư vấn luật thương mại: 

** Khái niệm hoạt động thương mại:

Theo Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại gồm hai nội dung chính là hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại còn tiến hành dưới các hình thức khác như đầu tư, xúc tiến thương mại, hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó:

  • Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
  • Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
  • Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

** Quy định về hợp đồng thương mại:

Khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ có các giao dịch với đối tác thông qua các hợp đồng kinh doanh - thương mại. Hình thức, nội dung, việc thực hiện, chấm dứt hợp đồng thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại. Các nội dung này cũng nằm trong tư vấn luật kinh tế.

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. 

2.3 Tư vấn luật cạnh tranh:

** Doanh nghiệp phải đảm bảo hành vi cạnh tranh lành mạnh trên thị trường:

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trong cùng lĩnh vực nên cạnh tranh là việc không thể tránh khỏi. Theo đó, pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp cạnh tranh nhưng phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Vậy thế nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Tại khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018 định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: “Hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”

** Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:

Cụ thể, Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:

(1) Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

(2) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

(3) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

(4) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

(5) Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

(6) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

(7) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

   3.Kênh hỗ trợ tư vấn luật kinh tế

Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về kinh tế vui lòng liên hệ Công ty luật ACC thông qua các kênh hỗ trợ sau:

Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Công ty luật ACC với hệ thống văn phòng luật sư chuyên nghiệp trên toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm cam kết hỗ trợ thỏa đáng và làm hài lòng quý khách hàng có nhu cầu tư vấn luật kinh tế.

    4.Những câu hỏi thường gặp khi tư vấn luật kinh tế

   4.1 Tôi nên lựa chọn thành lập loại hình công ty nào để kinh doanh?

Luật Doanh nghiệp cho phép các chủ thể được tự do kinh doanh, lựa chọn loại hình doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi lựa chọn doanh nghiệp để gia nhập thị trường, các chủ thể cần đánh giá nhu cầu, năng lực và điều kiện của bản thân để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. 

Ví dụ, nếu muốn tiến hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập, tự chủ hoặc không có đủ số lượng thành viên cùng đăng ký thành lập thì có thể lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH MTV. Trường hợp, hoạt động kinh doanh cần vốn điều lệ lớn thì có thể lựa chọn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn hơn.

    4.2 Cần bao nhiêu tiền để thành lập được một công ty?

Vấn đề đầu tư vốn nhiều hay ít là tùy thuộc vào năng lực của chủ thể đứng ra thành lập. Luật Doanh nghiệp không quy định giới hạn vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ thể đăng lý thành lập phải cam kết góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp chưa góp đủ, chủ thể phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

    4.3 Hợp đồng kinh doanh - thương mại có thể giao kết bằng miệng được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn có thể được giao kết bằng miệng.

Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. 

   4.4 Các hình thức xử lý vi phạm về cạnh tranh hiện nay?

Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:

- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chửng chỉ hành nghề;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như

- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

- Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

- ...

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo