Tư vấn luật khoáng sản

Ngành công nghiệp khoáng sản đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Nhằm bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, Quốc hội đã ban hành Luật Khoáng sản 2010. Căn cứ quy định hiện hành, công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn luật khoáng sản với những nội dung sau đây:

 1.Hiểu về tư vấn luật khoáng sản

1.1 Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. 

Theo đó, hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động sau đây:

  • Khảo sát khoáng sản;
  • Thăm dò khoáng sản;
  • Khai thác khoáng sản (bao gồm cả hoạt động khai thác tận thu khoáng sản);
  • Chế biến khoáng sản.

1.2 Định nghĩa hoạt động khai thác khoáng sản

Theo Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó:

  • Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
  • Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17/11/2010 quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhằm giúp Qúy khách hàng hiểu rõ hơn những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động khoáng sản, Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn luật khoáng sản với các nội dung về chủ thể, điều kiện, nguyên tắc tiến hành và những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản.

1.3 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác khoáng sản

Pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi sau đây trong hoạt động khai thác khoáng sản:

  • Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 
  • Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản. 
  • Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. 
  • Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản. 
  • Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước. 
  • Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm. 
  • Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

    2.Những nội dung chính về tư vấn luật khoáng sản

2.1 Nguyên tắc tiến hành hoạt động khoáng sản:

Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào kể cả hoạt động khoáng sản người tham gia đều phải đáp ứng những nguyên tắc nhất định. Theo đó, đối với hoạt động khoáng sản Nhà nước quy định hoạt động này phải được tiến hành theo những nguyên tắc sau:

  • Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
  • Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Như vậy, không phải bất kỳ ai cũng được tiến hành hoạt động khoáng sản mà chỉ khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được tiến hành hoạt động khoáng sản.

2.2 Chủ thể được tiến hành hoạt động khoáng sản

** Đối với hoạt động thăm dò khoáng sản:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm: 

  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; 
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; 
  • Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. 

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

** Đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: 

  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; 
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. 

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

2.3 Điều kiện tiến hành hoạt động khoáng sản

+ Đối với hoạt động thăm dò khoáng sản:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật; 
  • Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; 
  • Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan; 
  • Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

+ Đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

Theo khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Đối với hộ kinh doanh, điều kiện được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản do Chính phủ quy định.

2.4 Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề trọng yếu và cấp thiết. Bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế, khai thác và chế biến khoáng sản cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản phải được quan tâm đúng mức nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Pháp luật hiện hành quy định hoạt động khoáng sản phải đảm bảo các vấn đề môi trường sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản là thực hiện mục đích kép vừa bảo vệ các thành phần môi trường vừa giữ gìn trữ lượng, chất lượng khoáng sản. Biến đổi thời tiết, khí hậu đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường của con người. Một thực tế báo động là trữ lượng khoáng sản đang suy giảm và hầu hết không tái tạo lại được trong khi nhu cầu sử dụng khoáng sản của con người ngày càng lớn. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản tiết kiệm và hiệu quả là điều cấp thiết.

    3.Kênh hỗ trợ tư vấn luật khoáng sản

Công ty Luật ACC luôn là tổ chức đi đầu trong việc tư vấn pháp luật, kể cả tư vấn luật khoáng sản. Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Công ty luật ACC thông qua các kênh hỗ trợ sau:

Email: [email protected]

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Công ty luật ACC với hệ thống văn phòng luật sư chuyên nghiệp trên toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín và tận tụy cam kết hỗ trợ thỏa đáng và làm hài lòng những quý khách hàng khó tính nhất.

    4.Những câu hỏi thường gặp khi tư vấn luật khoáng sản

4.1 Mức phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là bao nhiêu?

Theo Điều 4 Nghị định 164/2016/NĐ-CP, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

- Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP.

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP.

Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

4.2 Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 164/2016/NĐ-CP, việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên.

Lưu ý: Trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, người nộp phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế.

- Thời hạn kê khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là loại khai theo tháng và quyết toán năm.

- Địa điểm kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than là Cục thuế địa phương nơi người nộp phí đặt văn phòng điều hành chính.

4.3 Hồ sơ khai thuế, nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản gồm những gì?

- Thành phần hồ sơ gồm: 

  • Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo tháng là tờ khai theo mẫu số 01/BVMT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Hồ sơ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là tờ khai mẫu 02/BVMT kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá. Theo đó, Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản. 

Theo hướng dẫn tại Nghị định 67/2019/NĐ-CP, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) được quy định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị quặng nguyên khai của khu vực khoáng sản được phép khai thác. Đối với từng nhóm, loại khoáng sản được quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo