Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa hội nhập của Nhà nước, thêm vào đó là sự phát triển của quá trình giao lưu hội nhập quốc tế, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết sau đây của Luật ACC sẽ tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài để các cá nhân có thể tham khảo.

1. Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài là gì?

Kết hôn với người nước ngoài là một trong những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể hiểu khái quát, kết hôn với người nước ngoài là việc nam/nữ công dân Việt Nam xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn với người không có quốc tịch hoặc người có quốc tịch của một nước khác không phải là Việt Nam.

Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài là dịch vụ pháp lý mà công ty Luật ACC cung cấp, gồm nội dung là tư vấn và giải quyết các vấn đề về việc kết hôn với người nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

2. Tư vấn các điều kiện kết hôn với người nước ngoài

2.1.    Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Để xét tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân nói chung và quan hệ kết hôn với người nước ngoài nói riêng trước hết cần tư vấn rõ về điều kiện kết hôn. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì việc kết hôn với người nước ngoài mới được coi là hợp pháp và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ hôn nhân về điều kiện kết hôn với người nước ngoài như sau: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Như vậy, nước ta đã thừa nhận và áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch để giải quyết quan hệ hôn nhân về điều kiện kết hôn với người nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi nam hoặc nữ là công dân Việt Nam có mong muốn được kết hôn và chung sống với người nước ngoài, ngoài tình yêu giữa hai bên, họ còn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn theo luật định là:

-       Điều kiện về tuổi kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

-       Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn: tức là việc kết hôn với người nước ngoài là sự mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai bên, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

-       Điều kiện về hành vi dân sự của người kết hôn: một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì mới đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật. Đối với luật kết hôn với người nước ngoài, pháp luật quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

-       Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo; người đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng có vợ; cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống và quan hệ thân thuộc; không thừa nhận hôn nhân đồng giới.

-       Trường hợp kết hôn quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch: Theo quy định này, mặc dù thời điểm đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, hai bên đăng ký kết hôn có vi phạm quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam (nhưng không vi phạm các điều cấm như đã phân tích ở trên) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam vẫn có thực hiện ghi chú kết hôn, công nhận cuộc hôn nhân với người nước ngoài trong hai trường hợp: Tại thời điểm yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch, hậu quả đã được khắc phục; Ghi chú kết hôn nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em.

2.2.      Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về điều kiện kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết

Nhìn chung, các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước đều điều chỉnh điều kiện kết hôn với người nước ngoài áp dụng chung nguyên tắc quốc tịch. Theo nguyên tắc này, thì điều kiện kết hôn là do Luật của các bên tham gia kết hôn mang quốc tịch điều chỉnh.

Ngoài ra, nguyên tắc áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn của nước nơi tiến hành kết hôn cũng được các nước thừa nhận trong việc tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về điều kiện kết hôn.

3. Tư vấn các quy định về nghi thức kết hôn với người nước ngoài

Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành kết hôn chính thức để công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai bên đương sự một cách hợp pháp. Việt Nam là một quốc gia theo nghi thức dân sự. Với nghi thức này, hai bên muốn kết hôn với nhau sẽ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn, sau đó, nếu đủ điều kiện kết hôn theo luật định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ghi vào sổ đăng ký kết hôn và cấp Gi ấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho đôi nam nữ. Một số nước khác theo nghi thức tôn giáo như Thiên chúa giáo hay Hồi giáo, được tiến hành theo quy định của đạo giáo. Cũng có quốc gia kết hợp cả hai nghi thức trên như Anh, Đức, Pháp, Mỹ,…

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bất kỳ nghi thức kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, dù theo tôn giáo nào, nếu thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp kết hôn ở nước ngoài thì cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nơi trực tiếp cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại nước đó. Lễ đăng ký kết hôn với người nước  ngoài được tổ chức trang trọng tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi tổ chức, cần sự có một của một bên nam, nữ kết hôn.

4. Tư vấn về thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài

4.1.                    Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam

Đối chiếu với pháp luật hộ tịch, cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam với người nước ngoài bao gồm:

- Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã: Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó và người nước ngoài là công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện: ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

4.2. Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về việc đăng ký tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với quy định của pháp luật của nước tiếp nhận và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4.3. Tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài về việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ở tại nước đó

Trong trường hợp công dân không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Trong trường hợp này, công dân Việt Nam đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của mình cấp Gi ấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Sau khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài, về mặt pháp lý hai bên nam nữ đã có quan hệ vợ chồng ở nước ngoài, nhưng việc đăng ký kết hôn muốn được công nhận tại Veietj Nam phải được ghi chú việc kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Để làm được điều này, các bên phải tuân thủ điều kiện và nghi thức kết hôn theo quy định của Việt Nam.

5. Tư vấn về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm:

-       Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (mẫu kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015); 

-       Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân mỗi bên;

-       Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Giấy này có giá trị không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;

-       Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân), chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng; 

-       Bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi và sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn (nếu bên kết hôn là người nước ngoài đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại nước ngoài); 

-       Văn bản của cơ quan đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài là không trái quy định của pháp luật (đối với công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước).

6. Một số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Trong thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần có "Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình".  Vậy, mình cần đến đâu để khám?

Trả lời: Muốn được khám sức khỏe về tâm thần để kết hôn cần liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa về tâm thần.

Câu 2: Thời hạn nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật  hiện hành thì sau 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ thì các cá nhân yêu cầu đăng ký kết hôn sẽ nhận được giấy chứng nhận kết hôn.

Câu 3: Khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có cần sự có mặt của cả hai bên nam và nữ không?

Trả lời: Nam và nữ đều phải có mặt khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để thực hiện thủ tục ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ hộ tịch.

Câu 4: Khi bị các cán bộ hộ tịch làm khó dễ trong quá trình thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần làm gì?

Trả lời: Trong trườn hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật mà vẫn bị gây khó dễ thì có thể thực hiện quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quý khách hàng cần tư vấn luật kết hôn với người nước ngoài cụ thể và chi tiết hơn, hãy liên hệ với Luật ACC để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo